Dẫn báo cáo của Công ty Nielsen và Tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện, ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, có tới 47% dược phẩm, mỹ phẩm ở Hà Nội là giả và mỗi ngày có trên 10 bệnh nhân đến khám chữa bệnh do sử dụng hóa mỹ phẩm không rõ xuất xứ.
Tuy nhiên, việc đấu tranh, ngăn chặn chưa đạt hiệu quả cao do "mạnh ai nấy làm" và thiếu sự phối hợp về thông tin, hành lang pháp lý giữa các lực lượng chủ công như Y tế, Quản lý thị trường và Công an.
Đau đầu với “dịch” mỹ phẩm giả
Tại hội thảo phối hợp lực lượng tuyên truyền phòng ngừa kiểm tra, xử lý mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và chất lượng lưu thông trên địa bàn Hà Nội, do Ban Chỉ đạo 127 Hà Nội tổ chức sáng 9/12, ông Vương Trí Dũng cho biết, hiện cả nước có hơn 15.000 loại mỹ phẩm đã đăng ký lưu hành.
Tuy nhiên, số lượng mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ vẫn còn khá khiêm tốn so với mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng và các loại hàng "xịn" có xuất xứ từ Mỹ và châu Âu đang bạt ngàn trên thị trường.
Điển hình là ngày 11/10/2012, Công an phường Cửa Nam phát hiện và bắt giữ 1 xe tải chở 2 tấn mỹ phẩm nhập lậu ước giá trị lên tới 400-500 triệu đồng.
Trước đó, ngày 28/4/2011, đội quản lý thị trường số 1 Hà Nội, phối hợp với phòng An ninh kinh tế (PA81) Công an Hà Nội kiểm tra Công ty TNHH Hạnh phúc Mỹ phẩm tại số 301 Giảng Võ, Đống Đa do ông KIM IL SANG (quốc tịch Hàn Quốc) làm Giám đốc đã phát hiện 223 sản phẩm quá hạn sử dụng; 1.894 sản phẩm kém chất lượng và 1.884 sản phẩm không có hạn sử dụng... giá trị hàng vi phạm là gần 369 triệu đồng.
Những vụ việc trên chỉ là con số rất nhỏ được phát hiện và ngăn chặn, theo con số thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ đạo 127 Hà Nội, năm 2010 kiểm tra 28 vụ thì phát hiện được 25 vụ, tịch thu tiêu hủy 5.546 sản phẩm.
Mười một tháng đầu năm 2011, riêng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 105 vụ vi phạm trong sản xuất kinh doanh mỹ phẩm với hơn 500 nghìn đơn vị sản phẩm các loại là hàng giả, hàng lậu, quá hạn sử dụng, vi phạm về nhãn hàng hóa, chất lượng...
Trong số này có nhiều hàng giả sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng như Head & Shoulder, Olay, Nivea cũng như các nhãn hiệu uy tín của Việt Nam và chủ yếu được nhập lậu từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, trên địa bàn Hà Nội có 314/788 cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên toàn quốc (chiếm 30,69%), trong đó có 268 cơ sở (chiếm (85,3%) kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu và 46 cơ sở (chiếm 14,7% sản xuất mỹ phẩm tại Hà Nội và 475 cửa hàng kinh doanh mặt hàng này.
Nhưng qua kiểm tra 47 cửa hàng và 17 điểm ở các chợ ghi bán hàng chính hãng, thì kết quả cho thấy đều là các cửa hàng giả mạo, không được phép của chính hãng.
Ông Nguyễn Thành Đạt, Phó Giám đốc trung tâm kiểm nghiệm Thành phố Hà Nội cho hay, qua kiểm tra các mẫu sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ và có tem nhập khẩu thì 28 mẫu có 2 mẫu không đạt, 100 mẫu các cơ sở tự gửi đến thì có 28 mẫu không đạt.
“Với những mặt hàng không rõ xuất xứ thì nguy cơ này sẽ còn cao hơn rất nhiều,” ông Đạt nói.
Chống hàng giả đã khó, nhưng việc kinh doanh hàng chính hãng cũng gặp nhiều trở ngại không kém.
Đại diện công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ mua sắm tại nhà VNK Home (đại lý chính hãng cho 168 sản phẩm như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơ)... tỏ ra băn khoăn vì để được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc đơn vị này phải mất trên 6 tháng xin cấp phép, đăng ký chất lượng và quảng cáo...
“Nhưng có được giấy phép rồi lại phải đương đầu với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường có giá rẻ hơn từ 40%-60%,” đại diện VNK Home chia sẻ.
Sẽ có những tuyến phố "sạch"
Báo cáo từ hội thảo cho thấy, thực tế là ngành y tế và lực lượng quản lý thị trường cũng chỉ kiểm tra được các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn còn những điểm bán lẻ ở chợ, các lề đường thì vẫn còn "bỏ ngỏ".
Theo ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hàng giả tồn tại được là do giá chính hãng còn quá cao so với thu nhập của người tiêu dùng.
“Nếu chỉ đòi hỏi sự tự giác của doanh nghiệp không thôi thì công tác chống hàng giả vẫn là bài toán khó." ông Yên chia sẻ.
Ông Yên cũng đề nghị những con số vi phạm qua các đợt kiểm tra phải được thông tin đầy đủ cho các đơn vị tham gia liên ngành để theo dõi và cảnh báo đến người tiêu dùng.
Ngoài ra, theo lưu ý của đại diện VNK Home cách phân biệt hàng giả, hàng thật đối với mỹ phẩm thì trước tiên phải xem mã code, vì sản phẩm giả chỉ được đóng trên giấy lưu hành chứ không trực tiếp trên sản phẩm và hàng thật có chứng nhận chất lượng do các cơ quan kiểm định cung cấp kèm hóa đơn nhập khẩu...
Để làm tốt công tác đấu tranh với mỹ phẩm giả hiện nay, theo ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thì việc chỉ quy định sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề có điều kiện vẫn là chưa đủ mà cần thiết phải bổ sung việc kinh doanh mặt hàng này vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm thường xuyên kiểm tra, kiểm soát.
Hơn nữa, các cơ quan y tế khi lấy mẫu kiểm nghiệm cần nhanh chóng công bố chất lượng để tiện cho việc xử phạt hàng giả, cũng như bảo đảm quyền lợi của nhà sản xuất.
Ông Dũng cho biết thêm, hiện lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đang chuẩn bị ký cam kết với trên 800 doanh nghiệp kinh doanh và nhập khẩu mỹ phẩm để làm nòng cốt cho công tác chống mỹ phẩm giả.
Đặc biệt, thông qua việc thí điểm tuyến phố "quần áo sạch" như Hàng Bông trong 1 năm qua đã thu được nhiều hiệu quả rất rõ rệt.
“Từ việc làm này, chi Cục Quản lý thị trường sẽ đề nghị nhân rộng sang nhiều tuyến phố khác chuyên kinh doanh mỹ phẩm và có sự cam kết của các chủ hàng và lực lượng bám địa bàn nhằm ngăn chặn hàng giả,” ông Dũng nói./.
Tuy nhiên, việc đấu tranh, ngăn chặn chưa đạt hiệu quả cao do "mạnh ai nấy làm" và thiếu sự phối hợp về thông tin, hành lang pháp lý giữa các lực lượng chủ công như Y tế, Quản lý thị trường và Công an.
Đau đầu với “dịch” mỹ phẩm giả
Tại hội thảo phối hợp lực lượng tuyên truyền phòng ngừa kiểm tra, xử lý mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và chất lượng lưu thông trên địa bàn Hà Nội, do Ban Chỉ đạo 127 Hà Nội tổ chức sáng 9/12, ông Vương Trí Dũng cho biết, hiện cả nước có hơn 15.000 loại mỹ phẩm đã đăng ký lưu hành.
Tuy nhiên, số lượng mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ vẫn còn khá khiêm tốn so với mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng và các loại hàng "xịn" có xuất xứ từ Mỹ và châu Âu đang bạt ngàn trên thị trường.
Điển hình là ngày 11/10/2012, Công an phường Cửa Nam phát hiện và bắt giữ 1 xe tải chở 2 tấn mỹ phẩm nhập lậu ước giá trị lên tới 400-500 triệu đồng.
Trước đó, ngày 28/4/2011, đội quản lý thị trường số 1 Hà Nội, phối hợp với phòng An ninh kinh tế (PA81) Công an Hà Nội kiểm tra Công ty TNHH Hạnh phúc Mỹ phẩm tại số 301 Giảng Võ, Đống Đa do ông KIM IL SANG (quốc tịch Hàn Quốc) làm Giám đốc đã phát hiện 223 sản phẩm quá hạn sử dụng; 1.894 sản phẩm kém chất lượng và 1.884 sản phẩm không có hạn sử dụng... giá trị hàng vi phạm là gần 369 triệu đồng.
Những vụ việc trên chỉ là con số rất nhỏ được phát hiện và ngăn chặn, theo con số thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ đạo 127 Hà Nội, năm 2010 kiểm tra 28 vụ thì phát hiện được 25 vụ, tịch thu tiêu hủy 5.546 sản phẩm.
Mười một tháng đầu năm 2011, riêng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 105 vụ vi phạm trong sản xuất kinh doanh mỹ phẩm với hơn 500 nghìn đơn vị sản phẩm các loại là hàng giả, hàng lậu, quá hạn sử dụng, vi phạm về nhãn hàng hóa, chất lượng...
Trong số này có nhiều hàng giả sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng như Head & Shoulder, Olay, Nivea cũng như các nhãn hiệu uy tín của Việt Nam và chủ yếu được nhập lậu từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, trên địa bàn Hà Nội có 314/788 cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên toàn quốc (chiếm 30,69%), trong đó có 268 cơ sở (chiếm (85,3%) kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu và 46 cơ sở (chiếm 14,7% sản xuất mỹ phẩm tại Hà Nội và 475 cửa hàng kinh doanh mặt hàng này.
Nhưng qua kiểm tra 47 cửa hàng và 17 điểm ở các chợ ghi bán hàng chính hãng, thì kết quả cho thấy đều là các cửa hàng giả mạo, không được phép của chính hãng.
Ông Nguyễn Thành Đạt, Phó Giám đốc trung tâm kiểm nghiệm Thành phố Hà Nội cho hay, qua kiểm tra các mẫu sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ và có tem nhập khẩu thì 28 mẫu có 2 mẫu không đạt, 100 mẫu các cơ sở tự gửi đến thì có 28 mẫu không đạt.
“Với những mặt hàng không rõ xuất xứ thì nguy cơ này sẽ còn cao hơn rất nhiều,” ông Đạt nói.
Chống hàng giả đã khó, nhưng việc kinh doanh hàng chính hãng cũng gặp nhiều trở ngại không kém.
Đại diện công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ mua sắm tại nhà VNK Home (đại lý chính hãng cho 168 sản phẩm như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơ)... tỏ ra băn khoăn vì để được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc đơn vị này phải mất trên 6 tháng xin cấp phép, đăng ký chất lượng và quảng cáo...
“Nhưng có được giấy phép rồi lại phải đương đầu với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường có giá rẻ hơn từ 40%-60%,” đại diện VNK Home chia sẻ.
Sẽ có những tuyến phố "sạch"
Báo cáo từ hội thảo cho thấy, thực tế là ngành y tế và lực lượng quản lý thị trường cũng chỉ kiểm tra được các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn còn những điểm bán lẻ ở chợ, các lề đường thì vẫn còn "bỏ ngỏ".
Theo ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hàng giả tồn tại được là do giá chính hãng còn quá cao so với thu nhập của người tiêu dùng.
“Nếu chỉ đòi hỏi sự tự giác của doanh nghiệp không thôi thì công tác chống hàng giả vẫn là bài toán khó." ông Yên chia sẻ.
Ông Yên cũng đề nghị những con số vi phạm qua các đợt kiểm tra phải được thông tin đầy đủ cho các đơn vị tham gia liên ngành để theo dõi và cảnh báo đến người tiêu dùng.
Ngoài ra, theo lưu ý của đại diện VNK Home cách phân biệt hàng giả, hàng thật đối với mỹ phẩm thì trước tiên phải xem mã code, vì sản phẩm giả chỉ được đóng trên giấy lưu hành chứ không trực tiếp trên sản phẩm và hàng thật có chứng nhận chất lượng do các cơ quan kiểm định cung cấp kèm hóa đơn nhập khẩu...
Để làm tốt công tác đấu tranh với mỹ phẩm giả hiện nay, theo ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thì việc chỉ quy định sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề có điều kiện vẫn là chưa đủ mà cần thiết phải bổ sung việc kinh doanh mặt hàng này vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm thường xuyên kiểm tra, kiểm soát.
Hơn nữa, các cơ quan y tế khi lấy mẫu kiểm nghiệm cần nhanh chóng công bố chất lượng để tiện cho việc xử phạt hàng giả, cũng như bảo đảm quyền lợi của nhà sản xuất.
Ông Dũng cho biết thêm, hiện lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đang chuẩn bị ký cam kết với trên 800 doanh nghiệp kinh doanh và nhập khẩu mỹ phẩm để làm nòng cốt cho công tác chống mỹ phẩm giả.
Đặc biệt, thông qua việc thí điểm tuyến phố "quần áo sạch" như Hàng Bông trong 1 năm qua đã thu được nhiều hiệu quả rất rõ rệt.
“Từ việc làm này, chi Cục Quản lý thị trường sẽ đề nghị nhân rộng sang nhiều tuyến phố khác chuyên kinh doanh mỹ phẩm và có sự cam kết của các chủ hàng và lực lượng bám địa bàn nhằm ngăn chặn hàng giả,” ông Dũng nói./.
Đức Duy (Vietnam+)