Chuyên gia: Liệu các nước châu Âu có thực sự muốn chống lại Mỹ?

Trong khi các cường quốc trong Liên minh châu Âu (EU) nói về việc tự bảo vệ mà không có Mỹ, nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu họ có khả năng làm được như vậy hay không.
Chuyên gia: Liệu các nước châu Âu có thực sự muốn chống lại Mỹ? ảnh 1(Nguồn: Shutterstock)

RT đưa tin Pháp và Đức đang tăng cường thể hiện quan điểm chống lại Mỹ và chủ nghĩa biệt lập của Tổng thống Donald Trump.

Trong khi các cường quốc trong Liên minh châu Âu (EU) nói về việc tự bảo vệ mà không có Mỹ, hiện chưa rõ liệu họ có khả năng làm được như vậy hay không.

Hôm 27/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích gay gắt điều mà ông gọi là “chủ nghĩa biệt lập hung hăng” của Tổng thống Trump, đồng thời hối thúc EU phải nỗ lực trở thành “một cường quốc thương mại và kinh tế” có khả năng duy trì sự độc lập về kinh tế và tài chính, chống lại các biện pháp trừng phạt của Washington.

Tại EU, hiện tượng bất mãn với các chính sách của Mỹ gần đây tăng mạnh, sau khi Tổng thống Trump tăng thuế đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu của khối này trong khuôn khổ một cuộc chiến thương mại.

[EU và Mỹ tái cam kết hợp tác lâu dài trong lĩnh vực an ninh]

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng Berlin cần thiết lập mối quan hệ đối tác mới và cân bằng với Mỹ trong bối cảnh chế độ bảo hộ gia tăng của Washington.

Cũng theo nhà ngoại giao này, EU phải trở nên năng động hơn trong các lĩnh vực mà Washington rút lui.

Tổng biên tập tạp chí Russia in Global Affairs, ông Fyodor Lukyanov nhận định, mặc dù nhiều chính khách EU bày tỏ mong muốn thực hiện chính sách ngoại giao và quốc phòng độc lập, nhưng họ lại thực sự không có khả năng làm được điều đó.

Chuyên gia này phân tích: “Ví dụ điển hình là số phận thỏa thuận hạt nhân Iran. Về mặt chính trị, châu Âu bị tổn hại nghiêm trọng do lệnh trừng phạt của Mỹ và kiên quyết bày tỏ cam kết duy trì thỏa thuận này. Trên thực tế, cam kết này hầu như không thực hiện được khi các doanh nghiệp châu Âu đang rút khỏi Iran... Do đó, tất cả các cuộc thảo luận khác chẳng tạo ra mấy khác biệt.”

Giới chức EU đang bàn về việc đạt được “mối quan hệ đối tác công bằng” với Mỹ, song chuyên gia Lukyanov hoài nghi mối quan hệ này thực sự công bằng.

Ông nói: "Người châu Âu sẽ phải có những nhượng bộ đáng kể, song sẽ tuyên bố rằng họ đã đạt được mối quan hệ mới. Tôi cho rằng Mỹ sẽ sẵn lòng giả vờ chấp nhận."

Chuyên gia về lịch sử và quốc tế John Laughland phân tích việc châu Âu thiếu khả năng đối phó với những hành động của Mỹ xuất phát từ thực tế rằng họ đã phụ thuộc vào Washington quá lâu và không thể có khái niệm trở thành đối thủ của Mỹ.

Theo chuyên gia này, Tây Âu là thuộc địa Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và thậm chí hiện nay, nhiều năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, họ vẫn như vậy.

Ông nêu rõ EU phụ thuộc vào Mỹ cả về quân sự và chính trị đối với quá nhiều điều. Về mặt tâm lý, châu Âu rất khó có thể xem Mỹ là kẻ thù./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.