Colombia và Việt Nam tập trung chính sách trao quyền cho phụ nữ

28 năm đã trôi qua kể từ khi Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh tại Hội nghị Thế giới về Phụ nữ lần thứ tư được thông qua, Việt Nam và Colombia luôn hướng tới đảm bảo bình đẳng giới cho phụ nữ.
Colombia và Việt Nam tập trung chính sách trao quyền cho phụ nữ ảnh 1Lễ nhậm chức Phó Tổng thống Francia Márquez, 2022. (Nguồn Phó Tổng thống Colombia)

Đại diện đại sứ quán Colombia tại Việt Nam tham gia lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ghi nhận vai trò lãnh đạo, lòng dũng cảm và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong việc xây dựng một tương lai bền vững với sự bình đẳng và công bằng.

Ngày 8 tháng 3 được Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế Phụ nữ, không chỉ là ngày tưởng nhớ tới cuộc đấu tranh của những người phụ nữ đã hy sinh trong cuộc đình công vào năm 1911 để đòi quyền bình đẳng cho những người phụ nữ khác, mà còn là một lời nhắc nhở về những thách thức về sự bình đẳng mà ngày nay chúng ta vẫn phải đối mặt, cũng như những thách thức mà Colombia tìm cách vượt qua để trở thành một cường quốc về sự sống trên thế giới.

Hai mươi tám năm đã trôi qua kể từ khi Hội nghị Thế giới về Phụ nữ lần thứ tư được tổ chức, từ đó Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh ra đời, đã được 189 quốc gia, trong đó có Colombia và Việt Nam, thông qua.

Với việc làm này, các quốc gia cam kết thực hiện các biện pháp và chiến lược để xóa bỏ các rào cản về bất bình đẳng đối với phụ nữ trong các lĩnh vực khác nhau của khu vực công và tư nhân trong tương lai.

Kể từ đó, cả hai quốc gia đã tự đặt ra nhiệm vụ cho mình là làm việc vì bình đẳng giới.

[Bảo vệ cuộc sống và quyền phụ nữ là ưu tiên hàng đầu của LHQ]

Đối với Colombia, quá trình này đã được thống nhất thông qua Văn phòng Cố vấn Tổng thống về Bình đẳng phụ nữ, với ngân sách riêng và từ đó các chính phủ đã xây dựng các chính sách khác nhau nhằm tạo ra nhiều cơ hội hơn.

Tạo ra thêm việc làm, tham gia vào chính trị, phát triển doanh nghiệp, tiếp cận giáo dục cơ bản, trung học và đại học, tiếp cận các dịch vụ tài chính, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trả lương bình đẳng là một số vấn đề đã được nỗ lực nhiều nhất trong suốt 20 năm qua tại Colombia

Như một minh chứng cho điều đó, trong lĩnh vực chính trị, Colombia đã thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị của quốc gia, thông qua các biện pháp hành động tích cực, chẳng hạn như vào năm 2018, lần đầu tiên Colombia có một thành viên nội các bình đẳng bao gồm cả nam và nữ.

Ngoài ra, cũng vào năm đó, người phụ nữ đầu tiên giữ vị trí Phó Tổng thống đã được bầu ở Colombia. Đây là một vị trí quan trọng thứ hai trong nước, và năm sau đó, cũng lần đầu tiên ở thành phố Bogota, một phụ nữ được bầu vào vị trí Thị trưởng.

Xu hướng này lại lặp lại vào năm 2022, hiện nay có bà Francia Marquez Mina là Phó Tổng thống, người phụ nữ này từ khi 13 tuổi đã bắt đầu hoạt động để bảo vệ cộng đồng người Colombia gốc Phi Cauca, nơi bà thuộc về, khỏi sự ảnh hưởng của việc khai thác trái phép khoáng sản đến môi trường.

Bà là một luật sư, một chính trị gia có niềm tin, Francia Marquez đã mở ra những con đường mới cho những người phụ nữ, cũng giống như bà, hàng ngày đang đấu tranh chống lại hàng trăm rào cản.

Thế nhưng con đường này không phải là không có những khó khăn. Ví như, có một khoảng số to lớn giữa đàn ông và phụ nữ đó chính là khả năng tiếp cận với công nghệ.

Trong lĩnh vực này, Colombia đã tìm cách thu hẹp khoảng cách này bằng các chương trình đào tạo về công nghệ mới, lập trình, phần mềm, học máy và các kỹ năng kỹ thuật số khác, để từ đó hơn 800.000 bé gái và giới trẻ được hưởng lợi ích.

Tương tự như vậy, có hơn 1,3 triệu doanh nhân nữ đã được hỗ trợ để hoạt động kinh doanh của họ bền vững và thu được lợi nhuận thông qua việc sử dụng các công nghệ mới.

Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ năm 1992-2002, Bà Nguyễn Thị Bình đã nói cách đây 28 năm, trong Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ, rằng sự bền bỉ và kiên trì của phụ nữ Việt Nam “không thể được khai thác triệt để nếu họ thiếu đi chất xúc tác mạnh mẽ và được tiếp cận với nền giáo dục.” Đây là một điều chúng ta có thể cân nhắc để dụng cho tất cả phụ nữ trên thế giới ngày nay.

Nhiều nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển liên Mỹ, Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế đã kết luận rằng nếu năng lực sản xuất của phụ nữ được phát triển tối đa và nếu họ được tham gia vào nền kinh tế trong điều kiện bình đẳng, thì sẽ có tác động rất lớn giúp năng suất tăng cao hơn, tạo ra nhiều việc làm và tăng trưởng GDP đáng kể, thúc đẩy các quốc gia như Colombia và Việt Nam tập trung vào chính sách hướng tới sự trao quyền kinh tế cho phụ nữ, bởi vì tương lai nằm ở chính họ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.