''Cơn lốc'' 4.0 và giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số

Chuyển đổi số tại Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển như vũ bão, vì vậy bên cạnh những doanh nghiệp đơn vị thì những người trẻ cũng đang dần 'nâng cấp' để thích nghi với cuộc sống công nghệ 4.0.
Người trẻ Việt dùng mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ, gần như mọi hoạt động, hành vi ứng xử hay thông tin đều được người dùng đăng tải lên đó. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Người trẻ Việt dùng mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ, gần như mọi hoạt động, hành vi ứng xử hay thông tin đều được người dùng đăng tải lên đó. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đang được Chính phủ yêu cầu tiến hành khẩn trương trong mọi hoạt động của xã hội nói chung và của từng cá thể (cơ quan, tổ chức) nói riêng. Và, không phải chỉ có các doanh nghiệp, đơn vị mà bản thân từng cá nhân, nhất là người trẻ cũng đang không ngừng "nâng cấp" để có thể thích ứng với cuộc sống thời 4.0.

Loạt "nghề mới" nhờ công nghệ

Chỉ trong vài năm gần đây, công nghệ, các thiết bị điện tử và internet đã có những thay đổi đáng kể và điều đó đã tác động rất nhiều đến hành vi, thói quen và nhu cầu của giới trẻ.

Như một xã hội thu nhỏ, Facebook hay Instargram thường phản ánh mọi khía cạnh của đời sống. Người trẻ Việt dùng mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ, gần như mọi hoạt động, hành vi ứng xử hay thông tin đều được người dùng đăng tải lên đó.

Có thể nói, hiện nay, thay vì hỏi số điện thoại của nhau, chúng ta sẽ nhận được câu hỏi ''Zalo/Facebook của bạn là gì?'. Thêm nữa, thống kê của Google cho thấy hiện 97% người dùng Việt Nam tìm kiếm thông tin qua các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng đã khiến thị trường trực tuyến thực sự trở thành một “mảnh đất màu mỡ” cho nhiều người "thức thời."

Bên cạnh đó, sự bùng nổ công nghệ đã khiến hàng loạt các “nghề” hot được ra đời trên nền tảng số, mạng xã hội như KOL, Gamer, Streamer (những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, được nhiều người biết đến)…

Theo báo cáo sách trắng thương mại điện tử Việt Nam, có đến 77% người dùng Internet từng mua sắm online ít nhất một lần trong năm 2019, thuộc nhóm người trẻ từ 18 đến 25 tuổi. Cũng theo báo cáo từ dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me cho biết, smartphone luôn đứng ở vị trí ưu tiên trong việc lựa sử dụng để thực hiện mua hàng online (chiếm 63%).

Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách xã hội vừa qua, hành vi mua sắm, thanh toán trực tuyến có những biến chuyển rõ nét do thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng có thể đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu của người dùng mà không cần phải bước chân ra cửa, chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh và internet là có thể ngồi nhà thoải mái chọn lựa và chi tiêu.

Tương tự như vậy, nhu cầu giải trí trên nền tảng trực tuyến cũng chứng kiến sự thay đổi hành vi rõ nét. Thay vì đến rạp để xem phim, hàng loạt các nền tảng chiếu phim trực tuyến như Iflix, Fim+ hay Netflix trở thành người bạn đồng hành của giới trẻ, thay vì mua đĩa CD, thì mua nhạc trên itune, Spotify, hay nghe nhạc trên các nền tảng trực tuyến như nhạc của tui được ưa chuộng hơn hẳn.

Thêm vào đó, các nhà mạng không ngừng cung cấp các gói cước data chuyên biệt với chi phí rất hấp dẫn để thả ga giải trí, chỉ cần có smartphone và internet là có trong tay cả thế giới.

[Công bố 4 giải pháp để phổ cập điện thoại thông minh vào 2025]

Cặp bài trùng “thiết bị di động thông minh và data”

Có thể dễ dàng nhận thấy, việc giới trẻ hiện nay đang bắt nhịp cùng chuyển đổi số với tốc độ khá nhanh và hiệu quả phần lớn nhờ vào ứng dụng của thiết bị di động và data. Truy cập mạng xã hội, mua sắm, thanh toán online, giải trí trực tuyến,… tất cả đều có thể thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng chỉ với bộ đôi đa năng đó.

Theo các chuyên gia, combo này đã trở thành một công cụ không thể tách rời trong thời đại 4.0. Thậm chí, việc sử dụng data trên điện thoại đang có phần lấn át wifi bởi lẽ với nhu cầu kết nối 24/7, giải trí mọi nơi, làm việc mọi lúc thì mạng wifi không thể đảm bảo cho người dùng. Do vậy, data di động giống như bàn đạp để tăng tốc cho giới trẻ bước kỷ nguyên số và các nhà mạng trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến quá trình số hoá của người tiêu dùng.

Nhận thức rõ tầm ảnh hưởng quan trọng đó, MobiFone đã và đang luôn quan tâm sát sao đến việc cung cấp cho giới trẻ những gói cước data nhiều ưu đãi và tiện ích nhất, tích hợp nhiều tính năng thanh toán online, tạo hệ sinh thái trực tuyến rộng khắp và đa dạng…

Đơn cử có thể kể đến các chương trình như tăng dung lượng data cho các gói cước (gói C120 có 2GB miễn phí tốc độ cao mỗi ngày thì nay sẽ được tăng lên 4GB/ngày); giảm 20% cho khách hàng thanh toán online; tặng data cho khách hàng khi chuyển đổi sim 4G (thay sim miễn phí tại nhà và tặng 15GB data)

Từ 25/5 -31/12/2020, khi các thuê bao trả trước phát triển mới đăng ký gói cước C120, sẽ được tặng thêm 6 tháng sử dụng data miễn phí cho các ứng dụng Tiktok, NCT, Iflix, Viber (tối đa 1GB/ứng dụng/ngày).

''Cơn lốc'' 4.0 và giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số ảnh 1Gói cước data hấp dẫn của MobiFone. (Ảnh nguồn: MobiFone)

Hay mới đây nhất nhà mạng ra mắt gói cước Z70 dành cho những thuê bao chỉ có phát sinh nhu cầu data. Với chi phí chỉ 70.000 đồng, các thuê bao đăng ký gói Z70 sẽ có 500MB/ngày data tốc độ cao để thoải mái làm việc, xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt, trong khung giờ từ 19h00 – 07h00, các khách hàng nằm trong khu vực ưu đãi* sẽ được sử dụng data hoàn toàn miễn phí, không trừ vào dung lượng gói (tham khảo thêm tại đây).

Như vậy, chỉ với chi phí rất thấp, các bạn trẻ đã được nhà mạng trang bị cho những gói cước internet tốc độ cao, đáp ứng tất cả mọi nhu cầu từ mua sắm, học tập đến vui chơi, giải trí.

Không chỉ khẩn trương chuyển đổi số nội tại, tăng cường ra mắt các giải pháp đồng hành với Chính phủ và các doanh nghiệp cùng chuyển đổi số Quốc gia, MobiFone vẫn luôn giữ vững “ngôi vương” nhà mạng biết lắng nghe, biết chăm sóc khách hàng tốt nhất với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ, chính sách đưa người tiêu dùng Việt bắt nhịp thế giới tiến vào kỷ nguyên số./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục