Cộng hòa Séc cần thể hiện rõ tham vọng trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU?

Để kết nối châu Âu với Israel và Mỹ, cũng như cạnh tranh trên toàn cầu, Séc sẽ có nửa năm để thực hiện tham vọng này từ ngày 1/7 khi Séc chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của EU.
Cộng hòa Séc cần thể hiện rõ tham vọng trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU? ảnh 1Thủ tướng Séc Petr Fiala. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang lidovky.cz, trong nửa cuối năm 2022, một quốc gia nhỏ bé tại trung tâm châu Âu là Cộng hòa Séc bỗng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế.

Trong những tuần gần đây, các nhà ngoại giao, nhà vận động hành lang hay giới doanh nhân đã đổ xô tìm đến các đại diện của Séc cũng như đổ tiền vào các hội nghị hay chương trình sẽ được tổ chức dưới sự chủ trì của Liên minh châu Âu (EU). Tất cả chỉ vì bắt đầu từ ngày 1/7, Séc chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của EU trong nhiệm kỳ 6 tháng cuối năm 2022.

Đây là cơ hội lớn để Séc chứng tỏ họ không phải chỉ là một đất nước của những câu chuyện, một đất nước chỉ thuộc về tương lai hay chỉ là một quốc gia được trợ cấp. Séc phải thể hiện được là quốc gia nhỏ nhưng hiện đại, năng động và có tham vọng lớn, hoặc ít nhất là thực sự mong muốn trở thành một quốc gia như vậy.

Thật không may, họ vẫn chưa thể hiện được bất kỳ tham vọng rõ ràng nào cho mong ước ấy. Các kế hoạch cụ thể để đưa Séc thực sự nổi bật trên bản đồ châu Âu hiện vẫn lẩn khuất đâu đó tại Brussels mà chưa được trình bày rõ ràng và có vẻ như nước này sẽ bỏ lỡ cơ hội 13 năm mới có một lần, sau thất bại của nhiệm kỳ Chủ tịch lần trước hồi đầu năm 2009.

Với việc cuộc chiến tại Ukraine nổ ra trong tháng 2/2022 khi Pháp mới đảm nhận vai trò Chủ tịch EU, Séc được kỳ vọng sẽ tiếp quản vai trò của Pháp đứng đầu châu Âu trong thời hậu chiến. Tuy nhiên, nhiệm kỳ Chủ tịch của Séc lại là nhiệm kỳ thời chiến.

Do đó, các ưu tiên chính trị được nước này đưa ra, xét một cách bao quát nhất, gồm các vấn đề Ukraine, an ninh và kinh tế, đều khá chung chung và điều này phù hợp với các xuất phát điểm chính trị.

[Séc khởi động chuỗi sự kiện trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU]

Tuy nhiên, ở cấp độ làm việc, Séc cũng chỉ đề cập đến các quy định một cách khá hời hợt. Chẳng hạn, ngay trong lĩnh vực năng động nhất là nền kinh tế số, họ cũng chỉ nêu ra theo dạng các đề mục 1, 2, 3, không có gì chi tiết hơn.

Nhiều báo cáo chính thức khác của Séc cũng không đem đến thông điệp rõ ràng nào đối với người dân và nền kinh tế nước này cũng như EU. Có vẻ như các quan chức nước này chỉ đang cố gắng thể hiện vai trò quản lý vĩ mô của mình. Điều này khiến triển vọng hoàn thành nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Séc chỉ ở mức trung bình, thiếu điểm nhấn và không có tham vọng.

Séc có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên EU, nhất là ngay từ chính Chủ tịch tiền nhiệm là Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Emmanuel Macron, trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU vừa kết thúc, Pháp đã khởi động một quỹ trị giá hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ cho các công ty đang phát triển nhanh trên toàn cầu, được gọi là hỗ trợ mở rộng quy mô.

Quỹ này nhằm bù đắp cho các công ty châu Âu thiệt hại do sự pha tạp tài chính mà các công ty Mỹ như Uber, Airbnb hay Tesla có được từ các quỹ đầu tư khổng lồ trong nước. Ngay cả một quốc gia nhỏ hơn Pháp là Bồ Đào Nha cũng đưa ra sáng kiến về Liên minh các quốc gia khởi nghiệp của EU, thực chất là một cộng đồng giúp phá bỏ những rào cản đối với kinh doanh.

Không có gì ngạc nhiên khi trụ sở của liên minh này được đặt tại Lisbon, nơi các doanh nhân trẻ từ khắp nơi trên thế giới từ lâu đã bị thu hút thông qua các sự kiện lớn như hội nghị quốc tế Websummit, hoặc gần đây nhất là diễn đàn nữ doanh nhân đến từ Ukraine.

Một cuộc khảo sát gần đây do Cộng đồng doanh nhân trẻ của Séc tiến hành cho thấy việc hỗ trợ và hợp tác với nhà nước là điều quan trọng, kể cả trong lĩnh vực tài chính và loại bỏ các rào cản hành chính khác nhau. Do đó, hỗ trợ các công ty khởi nghiệp không chỉ là vấn đề hình ảnh đối với các chính trị gia, mà còn là một chính sách kinh tế thực dụng.

Quan điểm này có thể được khẳng định khi điểm qua 10 công ty giải trí lớn nhất thế giới và tuổi đời ngắn ngủi của các công ty này. Vấn đề là không công ty nào trong số đó thuộc về châu Âu. Tuy nhiên từ nay, danh sách này có thể sẽ có thêm các công ty Pháp hay Bồ Đào Nha.

Cơ hội dành cho Séc đang hiển hiện ngay trước mắt. Trong số các thành viên EU, Séc có lẽ là nước có quan hệ tốt nhất với Israel, nổi tiếng là quốc gia khởi nghiệp, thậm chí còn là quốc gia mở rộng quy mô. Điều thú vị là cả Pháp và Bồ Đào Nha đều đặt tên vật lưu niệm châu Âu của mình theo tên người Israel.

Mặt khác, Séc được biết đến trong EU với tư cách là một quốc gia tự do, từ lâu đã ưu tiên hỗ trợ đổi mới và tinh thần kinh doanh hơn là với các quy định cứng nhắc. Nhiệm kỳ Chủ tịch sẽ tập trung nhiều vào việc đàm phán các quy định mới, do đó Séc nên cố gắng độc lập tìm ra một giải pháp mang tính thỏa hiệp nhưng theo hướng tự do hơn, đúng như kỳ vọng của thị trường.

Điều nghịch lý là cuộc chiến tại Ukraine cũng lại là một cơ hội đối với Séc. Trong cuộc thi Hackathon Hack4Ukraine toàn châu Âu do Ủy ban châu Âu (EC) trực tiếp hỗ trợ tổ chức, những người chiến thắng là một nhóm thanh niên muốn cho phép người châu Âu bán đấu giá các tượng đài bị phá hủy và các động vật trong vườn thú tại Ukraine, số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư sửa chữa các công trình tại Ukraine bị chiến tranh tàn phá.

Những ý tưởng và công ty như vậy cần một cầu nối an toàn, một con đường dẫn đến EU, ít nhất cho tới khi Ukraine trở thành thành viên đầy đủ của EU trong một vài năm nữa. Prague, thành phố được xếp hạng là an toàn thứ 6 thế giới, có thể mang lại điều đó. Tất nhiên, với Séc, lĩnh vực an ninh, quốc phòng sử dụng công nghệ hiện đại chắc chắn vẫn là ưu tiên tuyệt đối trong thời điểm hiện nay.

Do đó, Séc có cơ hội tạo dựng một cửa ngõ vào châu Âu, không chỉ cho các công ty khởi nghiệp của Ukraine. Để kết nối châu Âu với Israel và Mỹ, cùng nhau xây dựng các công ty có thể chống chọi lại ngay cả với sự cạnh tranh không công bằng từ các công ty Trung Quốc được nhà nước hỗ trợ, cũng như cạnh tranh trên toàn cầu, Séc sẽ có nửa năm để thực hiện tham vọng này, bắt đầu từ ngày 1/7/2022./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.