Công nghệ thanh toán trên điện thoại Nhật Bản đi trước Apple

Công nghệ thanh toán mới trên iPhone không hề làm cho người Nhật thấy bất ngờ vì đây là việc họ đã và đang làm cách đây cả chục năm.
Công nghệ thanh toán trên điện thoại Nhật Bản đi trước Apple ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: techcrunch)

Công nghệ thanh toán mới trên mẫu điện thoại thông minh iPhone cho phép người mua hàng thanh toán với chỉ một cú chạm nhẹ vào màn hình không hề làm cho người Nhật thấy bất ngờ vì đây là việc họ đã và đang làm cách đây cả chục năm.

Một dạng chip kết nối không dây phạm vi tầm ngắn (NFC), được gọi là FeliCa ở Nhật Bản, đã được ra mắt và cài đặt vào hầu hết điện thoại di động ở quốc gia châu Á này từ tháng 6/2004.

Mười năm trước, ông Takeshi Natsuno, giám đốc dịch vụ đa phương tiện của nhà mạng Nhật Bản NTT Docomo, đã ca ngợi những tiện ích từ việc chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt qua việc thanh toán bằng điện thoại di động.

Ngay từ thời điểm đó ông đã nói: “Khi ra khỏi nhà vào buổi sáng, tôi chỉ cần mang theo chiếc điện thoại, nó có thể giúp tôi làm mọi việc như thanh toán, sử dụng phương tiện công cộng."

Trước đó chip FeliCa đã được sáng chế bởi Sony từ những năm 1989 và áp dụng lần đầu ở hệ thống tàu điện ngầm Hong Kong năm 1997 - trong một loại thẻ gọi là Octopus - điều này đã tạo nên một xu hướng sử dụng công nghệ tương tự tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bốn năm sau đó Nhật Bản đã ứng dụng hệ thống thanh toán điện tử cho tàu năm 2001, bắt đầu với tuyến JR East trong khu vực Tokyo.

Thành công của thẻ vận tải công cộng nhanh chóng dẫn đến việc tích hợp công nghệ chip không tiếp xúc vào điện thoại di động bằng việc tạo ra nhóm ứng dụng “ví di động” bởi NTT Docomo vào năm 2004.

Hiện nay, hàng ngàn điểm thanh toán đã được đặt tại vô số cửa hàng, nhà ga, công sở, sân bay và máy bán hàng tự động ở Nhật.

Theo ông Michael Au, chủ tịch chi nhánh Nam Á và Nhật Bản công ty an ninh kỹ thuật số, với nhiều người Nhật, hình thức thanh toán không tiếp xúc đã trở thành một phần của cuộc sống thường ngày.

“Nhật Bản có hệ thống không tiếp xúc phát triển nhất thế giới và khách hàng đã quen với những dịch vụ thanh toán không tiếp xúc” - ông Au cho hay.

Vào thời điểm hiện tại, Sony cho biết họ đã phát hành hơn 530 triệu chip FeliCa cho thẻ và 245 triệu chip cho điện thoại, cùng với đó họ còn chiu trách nhiệm phát triển hàng trăm dịch vụ và ứng dụng tương thích với công nghệ này./.

Hội chứng Galapagos

Là kết quả của hợp tác giữa Sony và công ty Hà Lan Philips Semiconductors, NFC đã được phê duyệt như một tiêu chuẩn năm 2003.

“NFC chưa đạt đến mức phổ biến hoặc hòa nhập vào hệ thống chung như Felica đã làm được ở Nhật”, một trang cung cấp thông tin về NFC cho hay.

Tuy thành công rực rỡ tại thị trường Nhật Bản, nơi những công ty luôn chú trọng đáp ứng thị trường khổng lồ trong nước với những khách hàng có thị hiếu riêng biệt, nhưng tại thị trường nước ngoài NFC lại không đạt được điều đó nhưng lại không lặp lại đươc điều đó ở nước ngoài.

Điều này dẫn đến một hiện tượng có tên gọi “hội chứng Galapagos.” Giống như sự tiến hóa cá biệt nhà bác học Darwin đã ghi nhận được trên quần đảo Galapagos, công nghệ ở Nhật có khuynh hướng phát triển tách biệt với phần còn lại của thế giới và sau đó trở thành không thích hợp với tiêu chuẩn của thị trường ngoại quốc.Điều này xảy ra với những chiếc điện thoại di động, trò chơi điện tử, xe hơi mini, máy nghe nhạc MiniDisc và nhiều thứ khác.

Takeshi Natsuno, giáo sư đại học Keio, Tokyo, cho rằng Nhật Bản nên xem xét mở rộng ra nước ngoài hệ thống thanh toán không tiếp xúc độc đáo của họ từ sớm hơn.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục