COVID-19 không làm thay đổi ưu tiên của EU trong đàm phán hậu Brexit

Theo Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp, Brexit không thỏa thuận sẽ là một cú sốc nữa song hành với cuộc khủng hoảng COVID-19, tuy nhiên Anh sẽ là bên chịu ảnh hưởng lớn nhất.
COVID-19 không làm thay đổi ưu tiên của EU trong đàm phán hậu Brexit ảnh 1Quốc kỳ Anh (dưới) và cờ Liên minh châu Âu bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 24/4, Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Amelie de Montchalin nhận định cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra không làm thay đổi những ưu tiên của châu Âu trong quá trình đàm phán Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.

Trả lời báo giới, bà Montchalin cho biết Brexit không thỏa thuận sẽ là một cú sốc nữa song hành với cuộc khủng hoảng COVID-19, tuy nhiên Anh sẽ là bên chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Tuyên bố được được đưa ra tại thời điểm đại dịch COVID-19 tại châu Âu vẫn diễn biến phức tạp dù tình hình dịch bệnh tại nhiều "điểm nóng" như Italy, Tây Ban Nha đã có sự chuyển biến khả quan.

Trong tuyên bố cùng ngày, ông Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit, cho rằng cả EU và Anh đều cần tìm kiếm giải pháp cho các chủ đề đàm phán khó khăn. Ở thời điểm hiện tại, ông cho biết hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề đánh bắt cá.

Bên cạnh đó, ông khẳng định hòa bình và ổn định tại Ireland vẫn là một vấn đề ưu tiên. Ông thể hiện rõ quan điểm của EU là không thể chấp nhận sự tiến bộ trong một số vấn đề Brexit nhất định.

[Anh kiên quyết không đề nghị kéo dài thời gian chuyển tiếp của Brexit]

Theo ông, tháng Sáu là thời điểm hai bên cần đưa ra quyết định có hay không kéo dài thời kỳ chuyển giao một năm, tính từ ngày 31/1/2020 - thời điểm chính thức Anh không còn là thành viên của EU.

Tuy nhiên, ông cho rằng Anh không thể tự định ra thời gian biểu gắt gao và sau đó không có sự dịch chuyển nào. Ông Barnier cũng cho biết Anh đã bày tỏ mong muốn tiến trình đàm phán đạt được nhiều tiến bộ vài cuối tháng Sáu tới.

Ông Barnier nhấn mạnh với tám tháng còn lại, hiện tại là thời điểm cấp thiết để có những giải pháp cần thiết liên quan đến thỏa thuận rút lui. Theo ông, mối quan hệ tương lai giữa Anh và EU cần phải dựa trên sự bình đẳng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.