Các chuyên gia kinh tế vừa lên tiếng cảnh báo những tranh chấp thương mại mớiđây giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) có thể leo thang thành một cuộcchiến thương mại giữa hai bên và điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đếnnền kinh tế Anh.
Ngày 5/6 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố mở cuộc điều tra chống phá giá nhằm vàorượu vang nhập khẩu từ châu Âu để trả đũa vụ EU áp thuế chống bán phá giá 11,8%đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, và cảnh báo rằng nướcnày vẫn còn "rất nhiều lá bài" để chơi.
Với việc nhằm vào các nhà sản xuất rượu vang, Trung Quốc đã biến tranh chấp"ăn miếng trả miếng" về trợ giá giữa Đức và Trung Quốc thành một cuộc chiếnthương mại thực sự với EU.
[Đức lo chiến tranh thương mại giữa EU-Trung Quốc]
Bình quân mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu từ châu Âu 763 triệu euro rượu vang,trong đó từ Pháp 546 triệu euro, từ Tây Ban Nha 89 triệu và Italy 77 triệu.Quyết định trả đũa của Trung Quốc do đó sẽ tác động trực tiếp đến Pháp, nước hậuthuẫn mạnh mẽ cho vụ kiện chống phá giá tấm pin mặt trời.
Theo các chuyên gia, bằng cách này, Trung Quốc đã thể hiện sự nhạy bén chiếnthuật cực kỳ khôn ngoan và có vẻ như cường quốc đang lên này biết cách để chơiván bài với EU.
Điều nguy hiểm là Trung Quốc cũng có thể quyết định nhằm mục tiêu vào cácnước "vô tội" nếu như tranh chấp tiếp tục leo thang và đó có thể là Anh. Mộtđộng thái như vậy có thể gây tổn hại rất lớn khi mà Anh đang tràn trề hy vọngthúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu của nước này sang thị trường đang tăng trưởng nhanhcủa Trung Quốc.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của Anh sang Trung Quốc đãtăng gần gấp đôi lên 15,9 tỷ bảng (khoảng 24 tỷ USD).
Cách đây 3 năm, Thủ tướng David Cameron đã đặt mục tiêu tăng king ngạchthương mại hai chiều lên 20 tỷ bảng (30 tỷ USD) vào năm 2015 như một phần củathỏa thuận song phương với Bắc Kinh.
Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Anh thậm chí còn sâu rộng hơn. Tính đến cuối năm2011, vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào "đảo quốc sươngmù" đã lên tới 1,76 tỷ USD, đưa Anh trở thành nước thu hút FDI từ Trung Quốcnhiều thứ hai ở EU sau Đức.
Trong sáu tháng đầu năm nay, riêng tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thôngHuawei của Trung Quốc đã cam kết đầu tư 1,3 tỷ bảng (gần 2 tỷ USD) vào nhà máymới ở nước này, trong khi tập đoàn ABP cũng có kế hoạch đầu tư 1 tỷ bảng (1,5 tỷUSD) để phát triển cảng Albert.
Chính phủ Anh cũng hy vọng thu hút thêm vốn FDI từ Trung Quốc vào các dự ánhạ tầng như một phần của Kế hoạch tăng trưởng của Bộ trưởng Tài chính GeorgeOsborne.
Nói cách khác, Trung Quốc là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch phục hồikinh tế của Chính phủ Anh.
Ngày 5/6, Thủ tướng Cameron cũng tái khẳng định ưu tiên thúc đẩy quan hệthương mại với Bắc Kinh khi phản ứng lại tuyên bố cho rằng các thiết bị viễnthông mà Huawei cung cấp cho Anh có thể được sử dụng vào mục đích gián điệp.
Ông Rob Wood, Chuyên gia kinh tế trưởng về nền kinh tế Anh của Ngân hàngBerenberg, nhận định rằng nguy cơ hiện nay là cuộc chiến thương mại có thể leothang với việc lôi kéo các nước khác vào và xuất khẩu của Anh sẽ bị ảnh hưởng.
Theo ông Wood, mối đe dọa đối với Anh không chỉ đến từ mức thuế mà Trung Quốcáp đặt lên hàng xuất khẩu của nước này mà còn đến từ cuộc chiến thương mại TrungQuốc-EU bởi chuỗi cung ứng hiện nay được kết nối trên bình diện quốc tế.
Trung Quốc hiện vẫn chưa tiết lộ quân bài mà nước này sẽ đi tiếp, nhưng EUđang có cái để giữ Bắc Kinh tiếp tục chơi ván bài này. Trung Quốc là đối tácthương mại lớn thứ hai của EU và có vai trò sống còn đối với sự phục hồi kinh tếcủa khu vực này.
Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn của các nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiềnchung châu Âu (Eurozone) và nước này có đủ tiền để giúp Eurozone thoát nợ. Rõràng là Anh không hề muốn làm mất lòng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và ít cókhả năng EU mong muốn một cuộc chiến thương mại thực sự với Trung Quốc./.
Ngày 5/6 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố mở cuộc điều tra chống phá giá nhằm vàorượu vang nhập khẩu từ châu Âu để trả đũa vụ EU áp thuế chống bán phá giá 11,8%đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, và cảnh báo rằng nướcnày vẫn còn "rất nhiều lá bài" để chơi.
Với việc nhằm vào các nhà sản xuất rượu vang, Trung Quốc đã biến tranh chấp"ăn miếng trả miếng" về trợ giá giữa Đức và Trung Quốc thành một cuộc chiếnthương mại thực sự với EU.
[Đức lo chiến tranh thương mại giữa EU-Trung Quốc]
Bình quân mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu từ châu Âu 763 triệu euro rượu vang,trong đó từ Pháp 546 triệu euro, từ Tây Ban Nha 89 triệu và Italy 77 triệu.Quyết định trả đũa của Trung Quốc do đó sẽ tác động trực tiếp đến Pháp, nước hậuthuẫn mạnh mẽ cho vụ kiện chống phá giá tấm pin mặt trời.
Theo các chuyên gia, bằng cách này, Trung Quốc đã thể hiện sự nhạy bén chiếnthuật cực kỳ khôn ngoan và có vẻ như cường quốc đang lên này biết cách để chơiván bài với EU.
Điều nguy hiểm là Trung Quốc cũng có thể quyết định nhằm mục tiêu vào cácnước "vô tội" nếu như tranh chấp tiếp tục leo thang và đó có thể là Anh. Mộtđộng thái như vậy có thể gây tổn hại rất lớn khi mà Anh đang tràn trề hy vọngthúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu của nước này sang thị trường đang tăng trưởng nhanhcủa Trung Quốc.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của Anh sang Trung Quốc đãtăng gần gấp đôi lên 15,9 tỷ bảng (khoảng 24 tỷ USD).
Cách đây 3 năm, Thủ tướng David Cameron đã đặt mục tiêu tăng king ngạchthương mại hai chiều lên 20 tỷ bảng (30 tỷ USD) vào năm 2015 như một phần củathỏa thuận song phương với Bắc Kinh.
Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Anh thậm chí còn sâu rộng hơn. Tính đến cuối năm2011, vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào "đảo quốc sươngmù" đã lên tới 1,76 tỷ USD, đưa Anh trở thành nước thu hút FDI từ Trung Quốcnhiều thứ hai ở EU sau Đức.
Trong sáu tháng đầu năm nay, riêng tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thôngHuawei của Trung Quốc đã cam kết đầu tư 1,3 tỷ bảng (gần 2 tỷ USD) vào nhà máymới ở nước này, trong khi tập đoàn ABP cũng có kế hoạch đầu tư 1 tỷ bảng (1,5 tỷUSD) để phát triển cảng Albert.
Chính phủ Anh cũng hy vọng thu hút thêm vốn FDI từ Trung Quốc vào các dự ánhạ tầng như một phần của Kế hoạch tăng trưởng của Bộ trưởng Tài chính GeorgeOsborne.
Nói cách khác, Trung Quốc là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch phục hồikinh tế của Chính phủ Anh.
Ngày 5/6, Thủ tướng Cameron cũng tái khẳng định ưu tiên thúc đẩy quan hệthương mại với Bắc Kinh khi phản ứng lại tuyên bố cho rằng các thiết bị viễnthông mà Huawei cung cấp cho Anh có thể được sử dụng vào mục đích gián điệp.
Ông Rob Wood, Chuyên gia kinh tế trưởng về nền kinh tế Anh của Ngân hàngBerenberg, nhận định rằng nguy cơ hiện nay là cuộc chiến thương mại có thể leothang với việc lôi kéo các nước khác vào và xuất khẩu của Anh sẽ bị ảnh hưởng.
Theo ông Wood, mối đe dọa đối với Anh không chỉ đến từ mức thuế mà Trung Quốcáp đặt lên hàng xuất khẩu của nước này mà còn đến từ cuộc chiến thương mại TrungQuốc-EU bởi chuỗi cung ứng hiện nay được kết nối trên bình diện quốc tế.
Trung Quốc hiện vẫn chưa tiết lộ quân bài mà nước này sẽ đi tiếp, nhưng EUđang có cái để giữ Bắc Kinh tiếp tục chơi ván bài này. Trung Quốc là đối tácthương mại lớn thứ hai của EU và có vai trò sống còn đối với sự phục hồi kinh tếcủa khu vực này.
Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn của các nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiềnchung châu Âu (Eurozone) và nước này có đủ tiền để giúp Eurozone thoát nợ. Rõràng là Anh không hề muốn làm mất lòng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và ít cókhả năng EU mong muốn một cuộc chiến thương mại thực sự với Trung Quốc./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)