Cuộc khủng hoảng người di cư gây chia rẽ chính quyền Italy

Cuộc khủng hoảng người di cư đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự tại ba vùng rộng lớn ở miền Bắc Italy gồm Lombardy, Liguria, Veneto.
Cuộc khủng hoảng người di cư gây chia rẽ chính quyền Italy ảnh 1Người di cư được đưa tới cảng Messina sau khi được cứu sống ngoài khơi bờ biển Sicily. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cuộc khủng hoảng người di cư đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự tại ba vùng rộng lớn ở miền Bắc Italy gồm Lombardy, Liguria, Veneto.

Ngày 7/6, chính quyền ba vùng này tuyên bố sẽ không tiếp nhận thêm bất kỳ người di cư mới nào theo yêu cầu từ phía Chính phủ của Thủ tướng Matteo Renzi, trong bối cảnh lại có hàng nghìn người được cứu sống trên biển Địa Trung Hải trong những ngày vừa qua.

Chủ tịch vùng Lombardy Roberto Maroni cho biết ông sẽ gửi thư tới lãnh đạo các thành phố và quận huyện trong vùng, yêu cầu không tiếp nhận thêm bất kỳ người nhập cư bất hợp pháp nào theo chỉ định của Chính phủ Italy.

Chủ tịch vùng Liguria Giovanni Toti cũng đồng tình với quan điểm không tiếp nhận thêm người di cư.

Về phần mình, Chủ tịch vùng Veneto Luca Zaia cho rằng vùng Veneto, trong đó có thành phố Venice, “chẳng khác nào một quả bom sắp nổ” khi những căng thẳng xã hội do vấn đề người nhập cư gây ra ngày càng gia tăng.

Chỉ tính riêng trong hai ngày cuối tuần qua, đã có gần 6.000 người được cứu khỏi các tàu đánh cá ọp ẹp và những chiếc thuyền cao su lênh đênh ngoài khơi Libya với mong muốn tới châu Âu qua ngả Italy để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, nâng tổng số người tới quốc gia Nam Âu này từ đầu năm tới nay lên hơn 50.000 người.

Như vậy, tại Italy hiện có khoảng 80.000 người nhập cư chưa xác định quy chế đang cần được đảm bảo sinh hoạt trong thời gian chờ đợi.

Tạm thời, tất cả những người được cứu sẽ được đưa tới khu vực các cảng trên đảo Sicily hoặc một số khu vực khác thuộc miền Nam Italy.

Tuy nhiên, quyết định trên của Chính phủ Italy một lần nữa khiến người dân nước này ngày càng phẫn nộ do cho rằng việc tiếp tục có thêm nhiều người nhập cư trái phép tới Italy sẽ gây tốn kém cho ngân sách nhà nước và làm phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực khác./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.