Cựu Ngoại trưởng Anh cảnh báo về sự hỗn độn tồi tệ nhất lịch sử

Cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ William Hague​ ngày 1/8 cho rằng Anh đang tiến tới "một thảm họa Brexit" có thể dẫn tới tình trạng hỗn độn nhất trong lịch sử nước này.
Cựu Ngoại trưởng Anh cảnh báo về sự hỗn độn tồi tệ nhất lịch sử ảnh 1Cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ William Hague (phải) và vợ tại London ngày 7/7. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ William Hague​ ngày 1/8 cho rằng Anh đang tiến tới "một thảm họa Brexit" có thể dẫn tới tình trạng hỗn độn nhất trong lịch sử nước này, trừ khi Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond thành công trong việc đạt được một thỏa thuận rút khỏi EU "ít đột ngột hơn."

Trong bài viết trên nhật báo Telegraph, cựu Ngoại trưởng Hague nhận định có một nguy cơ đang hiện diện chính là việc những người ủng hộ Brexit đánh giá thấp mối đe dọa từ việc kinh tế bị giảm tốc đột ngột và thậm chí là khả năng cuộc đàm phán Brexit với EU bị bế tắc.

Theo ông, Brexit rõ ràng có khả năng gây ra sự hỗn độn lớn nhất về kinh tế, ngoại giao, hiến pháp trong lịch sử hiện đại của nước Anh với những hậu quả không thể lường trước được.

Ông Hague khẳng định cần có cách tiếp cận Brexit khiến các cuộc đàm phán trở nên đơn giản hơn, giảm bớt sự cần thiết của các đạo luật gấp rút, trấn an được các doanh nghiệp và bao gồm cả việc ở lại thị trường chung trong giai đoạn chuyển tiếp.

[Vấn đề Brexit: Những tác động đối với ngành nông nghiệp Anh]

Ông cũng ca ngợi Bộ trưởng Hammond vì đã theo đuổi cách tiếp cận như vậy trong đàm phán Brexit.

Chính trị gia này nêu rõ điều này từ lâu bị nhiều người xem là quan điểm nhượng bộ và mềm yếu của Anh trong vấn đề Brexit, song thực tế đây chính là kế hoạch giải cứu Brexit khỏi tiến đến một thảm họa.

Trước đó, Bộ trưởng Hammand cho rằng Anh nên tránh việc làm gián đoạn hoạt động thương mại khi rời EU, và nên có một giai đoạn chuyển tiếp để các nền kinh tế có thể thích nghi.

Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có sự thay đổi đột ngột đối với vấn đề nhập cư hoặc các quy định thương mại hậu Brexit vào tháng 3/2019, với giai đoạn quá độ có khả năng kéo dài đến năm 2022, khi cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Anh diễn ra.

Tuy nhiên, đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP), vốn chủ trương phản đối việc Anh ở lại trong EU, đã kêu gọi Bộ trưởng Hammond từ chức vì kế hoạch mà họ cho là nhằm làm chệch hướng Brexit này.

Hiện Anh và EU đã tiến hành 2 vòng đàm phán về Brexit, song còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, nhất là lĩnh vực tài chính và quyền lợi của công dân EU tại Anh.

Theo kế hoạch, vòng đàm phán thứ 3 sẽ bắt đầu từ ngày 28/8 tới. Các nhà đàm phán đang hết sức nỗ lực để đạt một thỏa thuận từ nay đến cuối năm 2018. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, nước Anh sẽ chính thức rời EU vào tháng 3/2019.

Cũng trong ngày 1/8, tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD đã tăng lên 1,324 bảng/ 1USD, mức cao nhất kể từ giữa tháng 9/2016 sau khi các số liệu được công bố cho thấy tăng trưởng sản xuất của Anh trong tháng 7 đã phục hồi từ mức thấp nhất trong 7 tháng, qua đó giảm bớt những quan ngại rằng kinh tế Anh đang bị chững lại.

Khảo sát cho thấy chỉ số các nhà quản trị mua hàng (PMI) đã tăng lên 55,1 điểm, cao hơn mức dự báo 54,4 điểm của các chuyên gia kinh tế từ hãng tin Reuters. Nguyên nhân là do số lượng đơn hàng xuất khẩu mới của Anh đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2010./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.