Cựu Tổng Giám đốc IMF được phê chuẩn làm Chủ tịch ECB

Cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhận cương vị Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Cựu Tổng Giám đốc IMF được phê chuẩn làm Chủ tịch ECB ảnh 1Cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde. (Ảnh: Reuters)

Nghị viện châu Âu (EP) ngày 17/9 đã phê chuẩn quyết định bổ nhiệm bà Christine Lagarde vào vị trí Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Như vậy, bà Lagarde sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vị trí này.

394 nghị sĩ đã bỏ phiếu thuận, 206 người bỏ phiếu chống và 49 phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể Nghị viện châu Âu ở Strasbourg (Pháp).

Phát biểu trong phiên thảo luận toàn thể trước khi bỏ phiếu, nghị sỹ Ludek Niedermayer (CH Séc) đánh giá bà Lagarde là một lựa chọn hoàn hảo. Ông Niedermayer cho rằng bà Lagarde là người phụ hợp nhất để thúc đẩy tầm quan trọng của không chỉ chính sách tiền tệ mà còn nhiều chính sách khác liên quan đến kinh tế Bà Lagarde không xuất hiện tại cuộc bỏ phiếu dù đã có giấy mời tham dự.

[EU bỏ phiếu lựa chọn ứng viên cho cương vị Tổng Giám đốc IMF]

Trước đó, cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) này đã được các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lựa chọn để thay thế ông Mario Draghi từ ngày 1/11 tới. Các bộ trưởng tài chính EU đã bỏ phiếu lựa chọn Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) Kristalina Georgieva làm ứng cử viên của khối cho vị trí Tổng Giám đốc IMF thay bà Lagarde.

ECB là cơ quan quản lý đồng euro trong phạm vi 19 nước trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Đây cũng là cơ quan giám sát chính sách tiền tệ của EU.

Trước đó, bà Lagarde từng tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì những chính sách dưới thời người tiền nhiệm Mario Draghi, song vẫn sẵn sàng cho những sự thay đổi và cải cách nếu cần thiết./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.