Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sẽ bị đưa ra xét xử

Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ phải ra hầu tòa về các cáo buộc ông lạm dụng chức vụ để che đậy các chi tiết rò rỉ về một cuộc điều tra những bất thường trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2007
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sẽ bị đưa ra xét xử ảnh 1Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy tại Paris, Pháp, ngày 20/11/2016. (Nguồn: THX/TTXVN)

Cơ quan công tố tài chính Pháp ngày 29/3 cho biết cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ phải ra hầu tòa về các cáo buộc ông lạm dụng chức vụ để che đậy các chi tiết rò rỉ về một cuộc điều tra những bất thường trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2007.

Luật sư của ông Sarkozy cho biết sẽ kháng cáo quyết định đưa thân chủ của mình ra tòa xét xử với cáo buộc trên.

Quyết định của tòa án được đưa ra sau khi các nhà điều tra sử dụng các đoạn ghi âm điện thoại để điều tra các cáo buộc riêng rẽ, theo đó cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy, và bắt đầu nghi ngờ ông dính líu đến một vụ việc mờ ám khác thông qua một mạng lưới những người cung cấp tin tức.

[Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị bắt để điều tra về bê bối tài chính]

Diễn biến trên xảy ra một tuần sau khi ông Sarkozy chính thức bị coi là đối tượng đưa ra xét xử trong cuộc điều tra tranh cử trên.

Các thẩm phán đã cấm nhà cựu lãnh đạo này đến một số nước, trong đó có Libya, cũng như cấm tiếp xúc với 9 nhân vật có liên quan đến cuộc điều tra, trong đó có hai trợ lý thân cận của ông và các cựu Bộ trưởng Claude Gueant và Brice Hortefeux.

Kể từ năm 2013, các nhà điều tra đã xem xét các cáo buộc ông Sarkozy đã nhận tiền tài trợ từ cố lãnh đạo Libya trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2007.

Các cáo buộc cho biết ông Sarkozy đã nhận tài trợ từ ông Gaddafi và sử dụng sai mục đích các khoản công quỹ của Libya và tham nhũng gián tiếp.

Trong các cuộc trả lời phỏng vấn báo giới, cựu Tổng thống Sarkozy tuyên bố sẽ nỗ lực đến cùng để chứng minh mình vô tội, song thừa nhận sự nghiệp chính trị của ông "đã chấm dứt."

Đây là các cáo buộc nghiêm trọng nhất trong vô vàn cuộc điều tra nhằm vào ông kể từ khi ông rời nhiệm sở năm 2012. Ông từng phải ra hầu tòa vì các cáo buộc nhận tài trợ trái phép trong quá trình tranh cử nhiệm kỳ hai vào năm 2012./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.