Đặc nhiệm Đức giải cứu quan sát viên OSCE?

Đặc nhiệm Đức chuẩn bị giải cứu quan sát viên OSCE?

Đặc nhiệm Đức được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh Berlin đang tìm cách giải phóng công dân bị bắt giữ ở Slavyansk.

Tờ Bild của Đức dẫn nguồn tin thân cận cho biết, các lực lượng đặc nhiệm KSK và đặc nhiệm cảnh sát GSG9 của nước này đã được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh Berlin đang xem xét phương án tiến hành chiến dịch đặc biệt để giải phóng các công dân bị bắt giữ ở Slavyansk.

Đức có 4 công dân gồm 3 sỹ quan và 1 phiên dịch tham gia phái đoàn quan sát viên OSCE bị lực lượng dân quân Slavyansk bắt làm tù binh.

Cuộc thương thuyết với lãnh đạo tự xưng của Slavyansk vẫn chưa mang lại kết quả nào.

Theo tờ Bild, các lực lượng đặc nhiệm Đức được lệnh sẵn sàng trong vài giờ để lên đường tới Ukraine và từ khu vực do chính quyền Kiev kiểm soát sẽ bắt đầu chiến dịch đặc biệt nhằm giải phóng những người bị bắt giữ.

Vấn đề sử dụng đặc nhiệm Ukraine cho chiến dịch này không được xem xét, vì nhiều quân nhân nước này “không sẵn sàng bắn vào đồng bào mình, cho nên chiến dịch này sẽ được thực hiện với sự giúp đỡ của nước ngoài,” theo xác nhận của một đại diện chính phủ Ukraine với tờ Bild.

Đặc nhiệm KSK là một trong những đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Đức. Để được tuyển vào lực lượng này, các sỹ quan phải trải qua những thử thách nặng nề nhất.

Nhiệm vụ chính của các đội KSK là giải phóng các con tin bị bắt giữ tại lãnh thổ của đối phương và bắt giữ những kẻ khủng bố.

Theo tiết lộ của tờ Bild, các sỹ quan KSK từng tham gia hàng loạt chiến dịch bắt giữ các thủ lĩnh Taliban tại Afghanistan.

Các đơn vị đặc nhiệm GSG9 của cảnh sát Đức cũng thực hiện các chức năng tương tự.

Một trong những chiến dịch thành công nhất của GSG9 là cuộc đột kích tấn công những kẻ khủng bố người Palestine cướp máy bay của hãng hàng không Luffthansa ở Somalia vào tháng 10/1977. Trong chiến dịch này, tất cả 86 con tin đều được giải cứu thành công./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.