Đại sứ Hoa Kỳ đạp xe kêu gọi chấm dứt nạn buôn bán sừng tê giác
Sáng 21/6, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng cùng hành động để ngăn chặn nạn buôn bán và sử dụng bất hợp pháp sừng tê giác.
Hùng Võ-Minh Sơn
Ngài Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đạp xe kêu gọi bảo vệ tê giác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sáng 21/6, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về cuộc khủng hoảng săn trộm sừng tê giác ở châu Phi, từ đó kêu gọi mọi người cùng hành động để ngăn chặn nạn buôn bán và sử dụng bất hợp pháp sừng tê giác.
Tham gia chương trình đạp xe kêu gọi bảo vệ tê giác này có ngài Ted Osius - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, những người đam mê đạp xe tại Hà Nội và hai chị em người Nam Phi (Victoria và Vanessa Wiesenmaie - những người đang thực hiện hành trình đạp xe tới Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nhằm nâng cao nhận thức về nạn giết hại động vật hoang dã).
Chia sẻ tại chương trình đạp xe, Đại sứ Ted Osius, cho biết trong vòng 40 năm qua, thế giới đã mất đi hơn một nửa sự đa dạng trên trái đất. Trong đó, nạn săn trộm sừng tê giác đang bùng phát một cách mạnh mẽ và không thể kiểm soát.
Theo Đại sứ Ted Osius, một trong những nguyên nhân của sự mất mát này là do nạn buôn lậu xuyên quốc gia các loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. Không những thế, nạn buôn bán trái phép này đã trở thành một ngành nghề trị giá nhiều tỷ USD, làm tăng thêm sức mạnh của các tổ chức tội phạm.
“Đây là một thách thức toàn cầu đang ngày cấp bách, đòi hỏi con người phải cùng chung tay hành động hiệu quả và ngay lập tức,” Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh.
Đại sứ Ted Osius cũng cho biết, thông qua chương trình đạp xe bảo vệ tê giác này, đại diện Hoa Kỳ, Nam Phi và Việt Nam sẽ cùng cam kết bảo vệ tê giác, chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã với thông điệp “không để hàng triệu USD rơi vào tay bọn buôn lậu, khủng bố”; “không chấp nhận biếu tặng, sử dụng sừng tê giác.”
Chương trình đạp xe bảo vệ tê giác là một trong các chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình Cùng Hành động Tạo Sự Thay đổi (Operation Game Change)/WildFest, một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, làm giảm nhu cầu mua các sản phẩm từ động vật hoang dã, đặc biệt là sừng tê giác./.
Chính phủ Nam Phi xác nhận rằng trong năm 2014 số tê giác bị giết một cách phi pháp đã lên đến mức kỷ lục, nhiều hơn năm 2013 tới hơn 200 con, chiếm 6% số tê giác Nam Phi đang có.
Việc vận chuyển, buôn bán các loài động vật bất hợp pháp trên thế giới cũng tương tự với các hoạt động phạm tội khác như buôn lậu người, súng, ma túy qua biên giới.
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đã bắt giữ lô hàng hơn 65kg nghi là ngà voi và sừng tê giác được vận chuyển theo đường hàng không từ Pháp về với giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.
Ngày 22/4, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ phối hợp với một số cơ quan bảo tồn đã khởi động Cuộc thi “giải pháp công nghệ chống tội phạm về động vật hoang dã."
Nam Phi đánh giá cao việc Việt Nam sau 1 năm phát động chiến dịch tuyên truyền không dùng , sừng tê giác, số người tin vào tác dụng của sừng tê giác đã giảm 60%, số người mua sừng tê giác giảm 77%.