Đại sứ Pháp trở lại làm việc ở Mỹ sau căng thẳng về AUKUS

Quan hệ Pháp-Mỹ đã bị ảnh hưởng do tranh cãi liên quan đến thỏa thuận AUKUS và việc Australia rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD với Pháp.
Đại sứ Pháp trở lại làm việc ở Mỹ sau căng thẳng về AUKUS ảnh 1Đại sứ Philippe Etienne. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sau gần hai tuần xảy ra bất đồng liên quan tới thỏa thuận an ninh ba bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS), ngày 29/9, Đại sứ Pháp Philippe Etienne đã trở lại Mỹ, 

Theo thông báo, Đại sứ Etienne đã đến sân bay quốc tế Dulles ở thủ đô Washington.

Việc ông trở lại Mỹ diễn ra sau cuộc điện đàm mới đây giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Joe Biden, trong đó Tổng thống Mỹ thừa nhận rằng Washington nên trao đổi hiệu quả hơn với đồng minh lâu năm của mình tại châu Âu.

[Đại sứ Mỹ khẳng định thỏa thuận AUKUS không nhằm vào quốc gia nàoư

Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí giảm căng thẳng và cam kết thực thi tiến trình "tham vấn sâu rộng... nhằm đảm bảo sự tin cậy," đưa ra những đề xuất cụ thể hướng tới các mục tiêu chung.

Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí gặp nhau tại châu Âu vào cuối tháng 10 tới để "đạt được hiểu biết chung và duy trì động lực của tiến trình này" nhằm khôi phục lòng tin, song không công bố địa điểm cụ thể.

Trước đó, quan hệ Pháp-Mỹ đã bị ảnh hưởng do tranh cãi liên quan đến thỏa thuận AUKUS và việc Australia rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD với Pháp như một phần trong AUKUS.

Theo thỏa thuận, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân.

Như vậy, Australia sẽ là nước thứ hai được tiếp cận công nghệ của Mỹ để đóng tàu ngầm hạt nhân, sau khi Anh được tiếp cận công nghệ này năm 1958. 

Pháp đã phản ứng khá gay gắt với thỏa thuận AUKUS nói trên. Đại sứ Etienne đã được triệu hồi về Pháp ngày 17/9 để tham vấn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.