Đảng cực hữu AfD trở thành đảng được ủng hộ cao thứ hai tại Đức

Lần đầu tiên đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) theo đường lối cực hữu và bài ngoại đã vượt qua đảng Dân chủ xã hội (SPD) để vươn lên vị trí thứ hai về mức độ ủng hộ tại Đức.
Đảng cực hữu AfD trở thành đảng được ủng hộ cao thứ hai tại Đức ảnh 1Lãnh đạo AfD Alice Weidel phát biểu tại cuộc họp ở Berlin ngày 4/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 21/9, lần đầu tiên đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) theo đường lối cực hữu và bài ngoại đã vượt qua đảng Dân chủ xã hội (SPD) để vươn lên vị trí thứ hai về mức độ ủng hộ tại Đức.

Khảo sát mới nhất của Viện Infratest Dimap tiến hành cho kênh truyền hình ARD cho thấy đảng AfD giành được tỷ lệ ủng hộ 18%, vượt qua SPD vốn bị mất 1% và chỉ còn lại 17%.

Liên đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) giảm 1% còn 28% tỷ lệ ủng hộ và đây là chỉ số tồi tệ nhất kể từ năm 1997 của các đảng này.

[Đức: Tỷ lệ ủng hộ đảng cực hữu AfD tăng kỷ lục, vượt qua SPD]

Đảng Xanh đạt được 15% và đảng Dân chủ Tự do (FDP) với 9% tỷ lệ ủng hộ. Như vậy, tỷ lệ ủng hộ đối với liên minh cầm quyền CDU/CSU và SPD chỉ còn 45%.

Trong bối cảnh chính trường Đức gặp khủng hoảng bởi tranh chấp kéo dài về việc quyết định số phận của Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Hans-Georg Maaßen, lòng tin của cử tri Đức với Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer suy giảm nghiêm trọng, chỉ có 28% người được hỏi ủng hộ cho ông Seehofer và chủ yếu từ những người ủng hộ AfD và 58% cho rằng, ông Seehofer là lựa chọn tồi tệ cho vị trí Bộ trưởng Nội vụ.

Cũng theo một cuộc thăm dò ý kiến khác của Viện Insa cho báo Bild (Hình ảnh), 47% số người được hỏi ủng hộ phương án tiến hành một cuộc bầu cử mới, trong khi chỉ có 29% phản đối việc này. 45% cho rằng một liên minh khác sẽ thay thế CDU/CSU và SPD điều hành chính phủ nếu có một cuộc bầu cử mới xảy ra và AfD có thể tham gia và liên minh này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.