Các chiến sỹ giải phóng phất cờ chiến thắng trên nóc lô cốt địch ở điểm cao 365 (Quảng Trị), ngày 30/3/1972. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-3/1/1965) là trận đánh có ý nghĩa đánh dấu bước trưởng thành của bộ đội chủ lực ta và báo hiệu thất bại của các biện pháp chiến thuật 'Trực thăng vận' và 'Thiết xa vận' của Mỹ ngụy trong 'Chiến tranh đặc biệt.' (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Bộ đội Tên lửa lập nên nhiều chiến công xuất sắc bắn rơi nhiều máy bay B52. (Ảnh: TTXVN) Ngày 30/3/1972, Quân giải phóng tiến công đánh chiếm điểm cao 365 mở màn chiến dịch giải phóng Quảng Trị. (Ảnh: Lương Nghĩa Dũng/TTXVN) Chiến thắng Bầu Bàng-Dầu Tiếng (12-27/11/1965) đã củng cố niềm tin đánh thắng Mỹ mở ra phong trào 'Tìm Mỹ mà diệt, nắm thắt lưng Mỹ mà đánh' trong các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Phi công Mỹ bị quân và dân Thanh Hóa bắt sống tại Hàm Rồng năm 1966. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Chiến thắng Pleime (19/10-26/11/1965) là chiến dịch đầu tiên quân chủ lực của ta chạm trán Sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ, giáng đòn quyết liệt vào uy thế quân Mỹ ngay từ những ngày đầu tham chiến làm thất bại chiến lược 'đánh nhanh, thắng nhanh' của Mỹ mới được triển khai. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Du kích xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi bắn rơi máy bay trực thăng Mỹ tại Bàu Lách, ngày 9/5/1965. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ với các đại biểu tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua, Dũng sỹ các LLVT nhân dân miền Nam Việt Nam lần thứ hai diễn ra tại vùng giải phóng, tháng 9/1967. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Xác máy bay Mỹ bị quân giải phóng bắn rơi trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chiến thắng Đường 9-Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa năm 1968 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghi binh chiến lược, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. (Ảnh: TTXVN) Trong cuộc quyết chiến ngày 3 và 4/4/1965, quân và dân Thanh Hóa anh hùng đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, bảo vệ cầu Hàm Rồng an toàn, trong đó, ngày 4/4, lần đầu tiên máy bay ta bắn rơi máy bay địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Suốt 16 năm ròng rã (1959-1975), vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, bộ đội Trường Sơn cùng lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã xây dựng và phát triển con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại, trong mưa bom, bão đạn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. (Ảnh: TTXVN) Bộ đội tên lửa phòng không đóng vai trò quan trọng trong việc đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mỹ. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN) Bác Hồ cùng Bộ Chính trị họp bàn mở Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968. (Ảnh: TTXVN) Sáng 2/1/1968, quân giải phóng tập kích vào cụm đóng quân của địch ở Bà Chiêm (Tây Ninh), tiêu diệt Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 1, Sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Quân giải phóng tấn công các địa điểm quan trọng của Mỹ tại Sài Gòn (1968). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Quân giải phóng chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng tấc đất ở thành cổ Quảng Trị, năm 1971. (Ảnh: TTXVN) Quân giải phóng chiếm căn cứ Đầu Mầu - một trong những cứ điểm phòng thủ chủ chốt nhất của địch ở Vùng Một chiến thuật. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Quân giải phóng chiếm căn cứ Đầu Mầu - một trong những cứ điểm phòng thủ chủ chốt nhất của địch ở Vùng Một chiến thuật. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Vận chuyển người và phương tiện vào miền Nam trên tuyến đường Trường Sơn. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đảm bảo giao thông trên đường Trường Sơn. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Pháo binh Quân giải phóng trút bão lửa xuống căn cứ Dốc Miếu, Quảng Trị (năm 1972). (Ảnh: Nghĩa Dũng/TTXVN) Đại uý Gadem Willart Selleck, phi công máy bay F.105 bị bắn hạ tại thôn Sen Hồ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngày 7/8/1966. (Ảnh: Văn Bảo - TTXVN) Phi công Mỹ bị bắt sống trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc lần thứ nhất. (Ảnh: TTXVN) Phi công Mỹ Bob Shumaker trở thành tù binh thứ hai ở miền Bắc Việt Nam (tháng 2/1965). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Phi công Mỹ William Andrew Robinson bị bắt và được áp giải bởi nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai khi máy bay bị bắn rơi tại thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đêm 20/9/1965. (Ảnh: Phan Thoan/TTXVN) Đại đội 2, đơn vị quyết thắng đoàn Tô Vĩnh Diện pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô nổ súng kịp thời, chính xác, góp phần cùng quân dân Thủ đô bắn rơi 3 máy bay Mỹ trong ngày 14/12/1967. (Ảnh: Hữu Thứ/TTXVN) Công nhân Lò cao Công ty Gang thép Thái Nguyên thi đua sản xuất (1966). (Ảnh: Trần Phác/TTXVN) Vụ chiêm 1966, HTX Tiên Hường (Vĩnh Phúc) đã làm xong nghĩa vụ 125 tấn với Nhà nước. (Ảnh: Phạm Tuệ/TTXVN) Xã viên HTX Hòa Loan, tỉnh Vĩnh Phúc dùng cày máy ở ruộng nước để tăng năng suất gieo cấy trong vụ mùa 1966. (Ảnh: Hoàng Thiện/TTXVN) Công nhân trong Nhà máy Dệt 8/3 đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Phần lớn nhà máy dệt Nam Định được sơ tán về các vùng nông thôn, chỉ còn một vài bộ phận hoạt động tại thành phố. Các công nhân mặc quân phục vừa làm việc vừa đeo súng trường để sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Thái Bình tiếp tục phát huy vai trò là một vựa lúa quan trọng của miền Bắc. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Tổ bán hàng của Cửa hàng Bách hóa số 12 Bờ Hồ, Hà Nội tổ chức bán hàng phục vụ ở 1 khối dân phố (tháng 2/1967). (Ảnh: Vũ Tín/TTXVN) Công nhân cửa hàng thực phẩm Chợ Con, Hải Phòng chuẩn bị nguồn hàng đậu phụ bán phân phối cho các cửa hàng trong thành phố (tháng 4/1967). (Ảnh: Bảo Hanh/TTXVN) Tết Trung thu năm 1967, Cửa hàng Bách hóa số 5 đường Nam Bộ, Hà Nội tổ chức nhiều quầy hàng phân tán phục vụ thiếu nhi, đặc biệt chú ý các cháu nơi trại trẻ sơ tán (tháng 9/1967). (Ảnh: Thế Trung/TTXVN) Nông dân tập thể huyện Vũ Tiến, tỉnh Thái Bình đem thóc bán cho nhà nước để làm trọn nhiệm vụ hậu phương, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (tháng 7/1967). (Ảnh: Hoàng Thiện/TTXVN) Thanh niên Hà Nội hăng hái lên đường chi viện cho miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Quân giải phóng miền Đông Nam bộ hành quân trong Chiến dịch Đông Xuân năm 1964-1965. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Trong 4 năm vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965-1968), miền Bắc đã chuyển vào miền Nam một khối lượng về sức người, sức của nhiều gấp 10 lần so với thời kỳ trước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Bộ đội miền Bắc, trong đó có hàng vạn người con Thủ đô lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Đội sản xuất Nam Khánh - đội lao động XHCN của hợp tác xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Hà cân lợn bán cho nhà nước (tháng 11/1968). (Ảnh: Minh Trường/TTXVN) Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ, cứu nước, tổ chức ở Nhà hát Lớn, Hà Nội, ngày 11/7/1969. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Thực hiện phương châm hàng đến tận tay người tiêu dùng, thiết thực phục vụ công nhân cảng, cửa hàng công nghệ phẩm khu phố Ngô Quyền, Hải Phòng ưu tiên dành những mặt hàng phù hợp với yêu cầu của công nhân mang hàng đến tận cảng bán cho công nhân (tháng 1/1969). (Ảnh: Bảo Hanh/TTXVN) Tổ bán lẻ bách hóa thuộc Xí nghiệp bán lẻ Lạng Sơn bảo đảm đưa hàng về tận tay người tiêu dùng, nhất là vùng nông thôn hẻo lánh (tháng 4/1969). (Ảnh: Thiệu Văn/TTXVN) Công ty Bách hóa Bán lẻ Hà Nội tổ chức đóng gói hàng Tết đúng tiêu chuẩn định lượng và điều vận tốt hàng hóa đến bán tại các cửa hàng bách hóa và các quầy hàng tập thể ở cơ quan, xí nghiệp, phục vụ nhân dân trong dịp Tết Canh Tuất 1970. (Ảnh: Trần Phác/TTXVN) Công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ vận hành lò máy (Tháng 9/1970). (Ảnh: Trần Phác/TTXVN) Công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ tìm hiểu cách sử dụng thiết bị mới (Tháng 5/1970). (Ảnh: Trần Phác/TTXVN) Xã viên Hợp tác xã Mễ Trì Thượng, huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) tích cực tăng gia sản xuất (năm 1970). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN) Nữ công nhân Nhà máy dệt 8/3 quản lý tốt sản lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và ngày công, luôn hoàn thành các chỉ tiêu Nhà nước giao (tháng 1/1971). (Ảnh: Trần Phác/TTXVN) Công trình xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà giai đoạn sắp khánh thành, tháng 9/1971. (Ảnh: Vũ Hanh/TTXVN) Bộ đội Tên lửa - lực lượng chủ lực trong chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô 12 ngày đêm tháng 12/1972, góp phần làm nên Chiến thắng 'Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không,' buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ảnh: TTXVN Lực lượng pháo phòng không giáng trả đích đáng máy bay Mỹ trong chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô 12 ngày đêm tháng 12/1972, góp phần làm nên Chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không,' buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) Xác máy bay B52 Mỹ bị bắn rơi rên đường phố Thủ đô. (Ảnh: TTXVN) Phi công Mỹ bị bắt sống bên xác máy bay. (Ảnh: TTXVN) Bộ đội Tên lửa lập nên nhiều chiến công xuất sắc, bắn rơi nhiều máy bay B52. (Ảnh: TTXVN) Bộ đội Tên lửa - lực lượng chủ lực trong chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô 12 ngày đêm tháng 12/1972, góp phần làm nên Chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không,' buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) Lực lượng pháo phòng không nổ súng quyết liệt đánh trả máy bay Mỹ, bảo vệ Hà Nội trong 12 ngày đêm tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN) Nhà máy dệt Nam Định tiếp tục được khôi phục và phát triển trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc. Nhiều công nhân của Nhà máy Dệt Nam Định từng được phong danh hiệu 'đôi bàn tay vàng,' Anh hùng Lao động. (Ảnh: Trần Phác/TTXVN) Tàu chở khách khởi hành từ Hà Nội mang số hiệu 131-426 chạy qua cầu Việt Trì trong lễ khánh thành (28/3/1973). (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN) Khôi phục cầu Long Biên bị bom Mỹ đánh hư hại năm 1972. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Quang cảnh lễ ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). (Ảnh: Văn Lượng - TTXVN) Quang cảnh Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đặt bút ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt bút ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Thi hành hiệp định Paris, ngày 29/3/1973, những người lính Mỹ cuối cùng lên máy bay tại sân bay Đà Nẵng để rút khỏi Việt Nam dưới sự giám sát của Tổ Quốc tế và Tổ Liên hợp Quân sự 4 bên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Sài Gòn-Gia Định, trong năm 1973, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn-Gia Định đẩy mạnh biểu tình đấu tranh chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Quân giải phóng tấn công Đài Phát thanh Sài Gòn sáng mùng 1 Tết Mậu Thân 1968. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Đảng lãnh đạo cả nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược
Trong giai đoạn 1965-1973, Đảng tiếp tục lãnh đạo cả nước kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kể từ sau khi Mỹ phát động "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
10/01/2020 11:05