Chưa có lúc nào đê biển, bao gồm đê biển Đông và đê biển Tây của tỉnh Cà Maulại đối mặt với nguy cơ sạt lở lớn như hiện nay, nhất là đê biển Tây có chiềudài gần 100km nối liền giáp ranh với tỉnh Kiên Giang.
Ông Phạm Thành Tươi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh đã trìnhTrung ương phương án nâng cấp, sửa chữa đê với tổng kinh phí lên tới gần 500 tỷđồng, nhưng hiện nay địa phương chưa nhận được vốn từ trung ương, trong khi tìnhtrạng sạt lở đang diễn ra hết sức nghiêm trọng.
Để bảo vệ đê, năm nào cũng vậy, khi bước vào mùa mưa bão, chính quyền địa phươngđã liên tục huy động lực lượng tại chỗ để tham gia bảo vệ đê bằng cách dùng baođất tấn không cho nước mặn tràn vào trong, dùng cây gỗ địa phương làm hàng ràochắn đê chống sạt lở.
Ngoài ra, Cà Mau còn đầu tư hàng chục tỷ đồng nhằm tạo bãi cho rừng phòng hộphát triển bảo vệ đê. Tuy nhiên, do bờ biển quá dài lại làm bằng đất nên việcđầu tư "nhỏ giọt" cho chống sạt lở bằng thủ công không mang lại hiệu quả.
Đê biển Tây tỉnh Cà Mau được đầu tư xây dựng từ những năm 80 với mục đích xâydựng tuyến đê này là nhằm xây dựng hệ thống giao thông ven biển Tây, vừa bảo đảmcho việc đi lại của người dân vừa ngăn mặn giữ ngọt.
Đặc biệt, đê biển Tây còn có giá trị phục vụ cho an ninh quốc phòng vùng venbiển cực Nam của tổ quốc.
Tuy nhiên, do xây dựng bằng đất nên qua nhiều năm tồn tại, đê biển Tây bị sạtlở nghiêm trọng. Lúc mới làm đê, đê cách mặt biển 30 mét, nhưng hiện nay nướcbiển đã tràn vào tới chân đê.
Thực tế cho thấy, có ít nhất 10 đoạn đê nước biển đã ăn sâu luồn vào chân đê,các đoạn đê còn lại đều trong tình trạng xuống cấp, bị nước biển xâm lấn rấtnhanh.
Chính quyền địa phương cho biết nếu đê bị vỡ thì sẽ có hàng ngàn hécta đấtnông nghiệp bị xâm mặn và có trên 10.000ha đất trồng lúa, cây ăn trái, hoa màubị huỷ diệt.