Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Italy có thể được EU giảm nợ

Quan chức EU gợi ý rằng Italy có thể được khối này giảm bớt khối nợ khổng lồ của mình vì khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà Italy đang phải đối mặt.
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Italy có thể được EU giảm nợ ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: NYT)

Ủy viên châu Âu về các vấn đề kinh tế Paolo Gentiloni ngày 26/2 gợi ý rằng Italy có thể được Liên minh châu Âu (EU) giảm bớt khối nợ khổng lồ của mình vì khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà nước này đang phải đối mặt.

Ông Gentiloni cho biết trong Hiệp ước về tăng trưởng và ổn định của EU, "có một điều khoản mềm dẻo được áp dụng cho các trường hợp ngoại lệ."

Trước đó, Italy đã nhiều lần đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) giúp nới lỏng "núi" nợ công đáng lo ngại của mình - vốn đã lên mức tương đương 135% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2018 - vì dịch COVID-19.

[Italy ráo riết chuẩn bị các giải pháp kiểm soát dịch COVID-19]

Bình luận trên của ông Gentiloni cho thấy khả năng EU sẽ giảm nợ cho Italy, và có thể cả các nước EU khác đang phải đối mặt với virus SARS-CoV-2. Ông Gentiloni cho biết thêm rằng Rome đã từng được nhận "sự mềm dẻo" này cách đây vài năm, khi họ phải đối mặt với một thảm họa động đất.

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và nhanh chóng tại Italy kể từ ngày 21/2. Trước đó, đã có 3 ca nhiễm ở vùng Lombardia và Veneto nhưng đã được cách ly và không lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, chỉ trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, số ca nhiễm tăng hơn 50 lần, và trong 2 ngày tiếp theo số ca nhiễm tiếp tục tăng gấp đôi, khiến Italy đã trở thành nơi bùng phát dịch mạnh nhất châu Âu. Theo số liệu cập nhật, nước này đã ghi nhận hơn 300 ca nhiễm, trong đó có 12 ca tử vong. Có nhiều lo ngại rằng cuộc khủng hoảng y tế này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế đang rất mong manh của Italy./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.