Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chứclễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh cáchmạng Việt Nam (15/3/1953-15/3/2013) tại Hà Nội ngày 14/3 với sự tề tựu,tham dự của các thế hệ nghệ sỹ, các nhà hoạt động điện ảnh trên toànquốc.
Đây là dịp nhìn lại một chặng đường 60 năm điện ảnh cách mạng ViệtNam song hành cùng đất nước, tôn vinh các thế hệ điện ảnh đã chung sứcxây dựng nền điện ảnh dân tộc.
Tham dự vàchung vui tại buổi lễ có ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị,Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh 60 năm hình thành và phát triển, điệnảnh cách mạng Việt Nam đã đóng góp nhiều thành tựu vào công cuộc giảiphóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.
Các thế hệ nghệ sỹ điệnảnh 60 năm qua, nhất là các nghệ sỹ điện ảnh chiến trường, trải qua haicuộc kháng chiến đã cống hiến mồ hôi, tâm sức, thậm chí không tiếcxương máu xây dựng ngành điện ảnh Việt Nam với những bộ phim truyện,phim tài liệu mang dấu ấn, bản sắc riêng. Những thước phim quý báu đó đãtrở thành tài sản tinh thần vô giá của cả dân tộc Việt Nam...
Thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay làđiều kiện thuận lợi cho điện ảnh Việt Nam phát triển. Điện ảnh Việt Namcần nhìn thẳng vào sự thật, bất cập mà toàn ngành đang phải đối mặt đểtìm ra hướng đi thích hợp nhất, đưa điện ảnh nước nhà vượt qua giai đoạnkhó khăn, phát triển mạnh mẽ không thua kém gì điện ảnh các nước khuvực và trên thế giới đồng thời tiếp tục khẳng định vị thế của điện ảnhViệt Nam với khán giả trong nước, chinh phục bạn bè quốc tế như các thếhệ đi trước đã từng làm.
Để làm được điều đó, ngành điện ảnh cần nhanhchóng hoàn thiện "Chiến lược phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020và tầm nhìn 2030" cùng đề án "Quy hoạch phát triển điện ảnh Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030. Đồng thời ngành điện ảnh cũng cần xúc tiếnnhanh để Quỹ hỗ trợ điện ảnh Việt Nam nhanh chóng đi vào hoạt động, hỗtrợ hoạt động điện ảnh trong cả nước...
TheoCục trưởng Cục Điện ảnh, tiến sỹ Ngô Phương Lan, ngày 15/3/1953, tạikhu Đồi Cọ, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã ký Sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụpảnh Việt Nam”. Nhưng những thước phim đầu tiên của điện ảnh cách mạngViệt Nam đã ra đời từ những năm 1946, 1947 bởi các nhà hoạt động điệnảnh tại Bưng Biền Nam Bộ và chiến khu Việt Bắc.
Những thước phim đầutiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam là phim tài liệu chân thực, sốngđộng về cuộc chiến đấu chống Pháp vô cùng anh dũng của nhân dân ta màngày nay đã trở thành bằng chứng lịch sử vô giá. Hiếm có nền điện ảnhnào trên thế giới có thể bám sát từng bước đi, thậm chí ở trong lòng sựkiện của dân tộc như vậy.
Trong những năm tháng chiến tranh, sinh hoạtđiện ảnh trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống, chiến đấucủa quân và dân ta. Mỗi bộ phim ra đời đều được người xem chào đón nồngnhiệt, là nguồn động viên to lớn, giúp quân và dân ta vượt qua nhữnggian nan, hiểm nguy.
Bà Ngô Phương Lankhẳng định những thước phim ra đời trong khói lửa chiến tranhkhông chỉ là những tác phẩm hào hùng, sống động mà còn là những tác phẩmchuẩn mực về nghề nghiệp để các thế hệ sau học tập. Để có những thướcphim quý giá đó những nghệ sỹ, nhà hoạt động điện ảnh đã không tiếc côngsức, máu xương.
Gần 300 người con ưu tú của điện ảnh cách mạng đã ngãxuống trên khắp các chiến trường để làm nên những thước phim tài liệu,điện ảnh ghi danh mãi mãi vào lịch sử. Tiếp nối thành quả lao động sángtạo của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước, những người làm điện ảnhViệt Nam hôm nay vẫn nỗ lực đổi mới, sáng tạo không ngừng, góp phần vàosự phát triển của điện ảnh Việt Nam trên con đường hội nhập và pháttriển.
Điện ảnh hôm nay không có sự phân biệt tư nhân hay nhà nước màchỉ có duy nhất một nền điện ảnh Việt Nam, điện ảnh dân tộc, hướng tớimột mục tiêu xây dựng, phát triển nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc...
Nhân dịp này, Bộ trưởngBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã trao tặng bằng khencho 20 cá nhân là các nhà điện ảnh lão thành tiêu biểu đã đóng góp chođiện ảnh cách mạng giai đoạn đầu tiên tại Bưng Biền và Đồi Cọ giai đoạn1946-1953./.
Đây là dịp nhìn lại một chặng đường 60 năm điện ảnh cách mạng ViệtNam song hành cùng đất nước, tôn vinh các thế hệ điện ảnh đã chung sứcxây dựng nền điện ảnh dân tộc.
Tham dự vàchung vui tại buổi lễ có ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị,Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh 60 năm hình thành và phát triển, điệnảnh cách mạng Việt Nam đã đóng góp nhiều thành tựu vào công cuộc giảiphóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.
Các thế hệ nghệ sỹ điệnảnh 60 năm qua, nhất là các nghệ sỹ điện ảnh chiến trường, trải qua haicuộc kháng chiến đã cống hiến mồ hôi, tâm sức, thậm chí không tiếcxương máu xây dựng ngành điện ảnh Việt Nam với những bộ phim truyện,phim tài liệu mang dấu ấn, bản sắc riêng. Những thước phim quý báu đó đãtrở thành tài sản tinh thần vô giá của cả dân tộc Việt Nam...
Thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay làđiều kiện thuận lợi cho điện ảnh Việt Nam phát triển. Điện ảnh Việt Namcần nhìn thẳng vào sự thật, bất cập mà toàn ngành đang phải đối mặt đểtìm ra hướng đi thích hợp nhất, đưa điện ảnh nước nhà vượt qua giai đoạnkhó khăn, phát triển mạnh mẽ không thua kém gì điện ảnh các nước khuvực và trên thế giới đồng thời tiếp tục khẳng định vị thế của điện ảnhViệt Nam với khán giả trong nước, chinh phục bạn bè quốc tế như các thếhệ đi trước đã từng làm.
Để làm được điều đó, ngành điện ảnh cần nhanhchóng hoàn thiện "Chiến lược phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020và tầm nhìn 2030" cùng đề án "Quy hoạch phát triển điện ảnh Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030. Đồng thời ngành điện ảnh cũng cần xúc tiếnnhanh để Quỹ hỗ trợ điện ảnh Việt Nam nhanh chóng đi vào hoạt động, hỗtrợ hoạt động điện ảnh trong cả nước...
TheoCục trưởng Cục Điện ảnh, tiến sỹ Ngô Phương Lan, ngày 15/3/1953, tạikhu Đồi Cọ, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã ký Sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụpảnh Việt Nam”. Nhưng những thước phim đầu tiên của điện ảnh cách mạngViệt Nam đã ra đời từ những năm 1946, 1947 bởi các nhà hoạt động điệnảnh tại Bưng Biền Nam Bộ và chiến khu Việt Bắc.
Những thước phim đầutiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam là phim tài liệu chân thực, sốngđộng về cuộc chiến đấu chống Pháp vô cùng anh dũng của nhân dân ta màngày nay đã trở thành bằng chứng lịch sử vô giá. Hiếm có nền điện ảnhnào trên thế giới có thể bám sát từng bước đi, thậm chí ở trong lòng sựkiện của dân tộc như vậy.
Trong những năm tháng chiến tranh, sinh hoạtđiện ảnh trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống, chiến đấucủa quân và dân ta. Mỗi bộ phim ra đời đều được người xem chào đón nồngnhiệt, là nguồn động viên to lớn, giúp quân và dân ta vượt qua nhữnggian nan, hiểm nguy.
Bà Ngô Phương Lankhẳng định những thước phim ra đời trong khói lửa chiến tranhkhông chỉ là những tác phẩm hào hùng, sống động mà còn là những tác phẩmchuẩn mực về nghề nghiệp để các thế hệ sau học tập. Để có những thướcphim quý giá đó những nghệ sỹ, nhà hoạt động điện ảnh đã không tiếc côngsức, máu xương.
Gần 300 người con ưu tú của điện ảnh cách mạng đã ngãxuống trên khắp các chiến trường để làm nên những thước phim tài liệu,điện ảnh ghi danh mãi mãi vào lịch sử. Tiếp nối thành quả lao động sángtạo của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước, những người làm điện ảnhViệt Nam hôm nay vẫn nỗ lực đổi mới, sáng tạo không ngừng, góp phần vàosự phát triển của điện ảnh Việt Nam trên con đường hội nhập và pháttriển.
Điện ảnh hôm nay không có sự phân biệt tư nhân hay nhà nước màchỉ có duy nhất một nền điện ảnh Việt Nam, điện ảnh dân tộc, hướng tớimột mục tiêu xây dựng, phát triển nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc...
Nhân dịp này, Bộ trưởngBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã trao tặng bằng khencho 20 cá nhân là các nhà điện ảnh lão thành tiêu biểu đã đóng góp chođiện ảnh cách mạng giai đoạn đầu tiên tại Bưng Biền và Đồi Cọ giai đoạn1946-1953./.
Thanh Giang (TTXVN)