Sau khi bão số 3 (Yagi) quét qua các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, đến lượt các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ... đang gồng mình chống chọi với mưa lũ do hoàn lưu bão và nước sông dâng cao.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 9/9/2024 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
[Bấm vào CẬP NHẬT để nhận tin mới nhất]
Lào Cai: Cận cảnh trận lũ quét kinh hoàng vùi lấp một thôn tại huyện Bảo Yên
Đến 18 giờ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của huyện và lực lượng tại chỗ đã xác định được hơn 30 người bị thương và sống sót, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân, còn lại rất nhiều người vẫn đang mất tích.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 9/9/2024 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an, Tài chính, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn.
Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ gây thiệt hại to lớn về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Hà Nội nguy cơ ngập do nước sông Hồng gần sát mức báo động 1
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng vẫn tiếp tục dâng cao và đã tiến sát khu vực dân cư bãi Phúc Xá, nguy cơ gây ngập ven bờ.
Thái Nguyên: Nước lũ vẫn ở mức cao, nhiều tuyến phố ngập sâu trong nước
Theo Cơ quan Khí tượng Thủy văn Thái Nguyên, mực nước lũ tại Trạm Gia Bảy lúc rạng sáng nay (10/9) là 28,75m, giảm 6cm so với đêm qua nhưng vẫn ở mức cao, trên báo động 3.
Tỉnh Quảng Ninh dồn toàn lực khắc phục hậu quả bão số 3
Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng dự trữ lương thực hỗ trợ các khu vực có thể bị chia cắt do mưa lũ; ưu tiên việc hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục, y tế khắc phục hậu quả để nhanh chóng ổn định hoạt động.
(FB Thiên Đức)
(FB Tu Quy Duong)
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh vừa có thông báo về việc lưu ý những thông tin trên mạng xã hội không chính xác về tình hình lũ lụt.
Do ảnh hưởng mưa của bão số 3, lũ sông Cầu đang lên, tất cả các lực lượng tham gia tuần tra, canh gác đang thực hiện nghiêm túc chế độ tuần tra, canh gác đê theo đúng cấp báo động. Đến nay, chưa có sự cố nào về đê điều xảy ra trên tuyến đê hữu Cầu.
Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn rạng sáng phát sáng 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến nội thành có thể ngập từ 10-20cm.
Trong đó, một số tuyến có thể ngập sâu hơn, ở mức 25-30cm, trải rộng trên 10 quận nội thành gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm và Hà Đông.
Cảnh báo 10 quận nội thành Hà Nội có nguy cơ ngập, ùn tắc cục bộ
Dự báo Hà Nội tiếp tục có mưa dông nhiều nơi, người dân các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình đến Nam Từ Liêm cần lưu ý khi tham gia giao thông đặc biệt khi nhiều tuyến còn ngổn ngang cây đổ, cành gãy.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mực nước sông Hồng lên cao và chảy xiết, để đảm bảo an toàn cho hành khách sáng 10/9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông báo sẽ không chạy tàu qua cầu Long Biên.
Theo đó, các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội-Hải Phòng sẽ thay đổi lịch trình với Ga Gia Lâm là ga xuất phát và kết thúc hành trình.
Đường sắt dừng chạy các tàu qua cầu Long Biên do nước sông Hồng dâng cao
Để đảm bảo cho hành khách và kết cấu hạ tầng giao thông, ngành đường sắt sẽ không chạy tàu qua Cầu Long Biên do nước sông Hồng dâng cao và chảy siết.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên, lũ trên sông Cầu đạt mức 2864 cm đo tại trạm thủy văn Gia Bẩy vào lúc 07h ngày 10/9/2024 (đã giảm 17 cm so với đỉnh lũ), ở mức cao hơn 56 cm so với trận lũ lịch sử xảy ra vào ngày 05/7/2001 và cao hơn 164 cm so với Báo động cấp 3.
(Nguồn: Báo Thái Nguyên)
Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, trong 3 ngày từ 7 - 9/9, mưa lũ, sạt lở, lũ quét đã làm 20 người chết (Sa Pa 7 người, Văn Bàn 2 người, Bắc Hà 6 người và Si Ma Cai 5 người); 11 người mất tích (1 người tại thị xã Sa Pa; 10 người tại huyện Bát Xát); làm bị thương 14 người (10 người tại thị xã Sa Pa; 3 người tại huyện Bát Xát và 1 người tại huyện Bắc Hà).
Cảnh nước lũ cuồn cuộn, homestay nguy cơ đổ sập tại Sa Pa do hoàn lưu bão số 3
Hoàn lưu bão số 3 khiến nước tại các sông, suối ở Sa Pa, Lào Cai, dâng cao, gây ra những vụ sạt lở nghiêm trọng, vùi lấp một số nhà dân, homestay tại các khu vực sườn núi, ven sông suối.
(Nguồn: Báo Lào Cai)
Tính đến 20 giờ ngày 9/9, lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng đã tìm thấy 17 nạn nhân thiệt mạng do bão lũ, sạt lở đất tại huyện Nguyên Bình.
Lực lượng cứu hộ cũng đưa được 8 người bị thương đến cơ sở y tế điều trị, đang tích cực tìm kiếm 16 người còn mất tích.
Cao Bằng: 50 người thương vong, mất tích do mưa, lũ, sạt lở đất
Tính đến 20 giờ ngày 9/9, tỉnh Cao Bằng đã có 22 người chết, 12 người bị thương và 16 người mất tích do mưa lũ, sạt lở đất.
(Nguồn: Báo Hòa Bình)
Ngày 10/9, Công an xã Cao Dương, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) cho biết, vào khoảng 1 giờ 15 phút, ngày 10/9 tại khu vực cầu ngầm thôn Tiên Hội, xã Cao Dương phát hiện 01 xe ô tô con 4 chỗ biển kiểm soát: 30C-089.19. Trên xe có 1 người điều khiển khi đi qua ngầm thì mất lái lao xe xuống suối.
Qua xác minh, người bị nạn là anh Trần Xuân Tới (sinh năm 1987) - quân nhân của Lữ đoàn Công binh hỗn hợp 279 trực thuộc Binh chung Công binh, hiện đang đóng quân tại xóm Tiên Hội, xã Cao Dương.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương khẳng định các thông tin lan truyền trên mạng xã hội và nhiều hội nhóm trên zalo về việc vỡ đê, phá đê để phân lũ ở huyện Tứ Kỳ, huyện Cẩm Giàng, Thanh Hà, thành phố Chí Linh… là thông tin sai sự thật.
Đến 10 giờ 30 sáng 10/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương khẳng định tình hình đê điều trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, không có sự cố.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong chiều 10/9, lũ trên sông Thao tại Lào Cai tiếp tục xuống; tại Bảo Hà biến đổi chậm; tại Yên Bái tiếp tục lên duy trì ở mức trên lũ lịch sử; tại Phú Thọ đạt mức trên báo động 1. Lũ trên sông Lô và sông Cầu tiếp tục lên mức báo động 3; sông Thương biến đổi chậm ở mức trên báo động 3. Lũ trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn trên mức báo động 3. Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên vượt mức báo động 2. Lũ trên sông Hoàng Long tiếp tục lên trên mức báo động 2. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh đạt mức báo động 1.
Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, lãnh đạo Công an tỉnh đang có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh trật tự, phân luồng giao thông, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Đơn vị đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sỹ cùng các phương tiện, trang thiết bị cần thiết thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.
Tỉnh đang phối hợp với Quân khu 2, thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc rà soát các tuyến sông phía hạ lưu để tiếp tục tìm kiếm người mất tích; đồng thời, chuẩn bị phương án tìm kiếm cứu nạn khu vực chân cầu khi điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn.
Tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ. Độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 3.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), báo cáo của các địa phương về một số thiệt hại bước đầu thống kê đến 6h ngày 10/9 cho thấy đã có 104 người tử vong, mất tích (65 người tử vong, 39 người mất tích) do bão và mưa lũ.
Một số địa phương có số người tử vong và mất tích nhiều như: Cao Bằng có 33 người tử vong và mất tích (17 người tử vong, 16 người mất tích); Lào Cai 30 người (19 người tử vong, 11 người mất tích); Quảng Ninh 9 người tử vong (do bão 8 người; lũ cuốn 1 người); Phú Thọ 8 người mất tích do sự cố sập cầu Phong Châu...
Số người bị thương là 752 người , trong đó Quảng Ninh 536 người, Hải Phòng 81 người, Hải Dương 5 người, Hà Nội 10 người, Bắc Giang 5 người, Bắc Ninh 52 người, Lạng Sơn 10 người, Lào Cai 14 người, Yên Bái 10 người, Cao Bằng 12 người, Phú Thọ 5 người...
Trước tình trạng mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét gây hậu quả nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, sáng 10/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định hoãn họp Thường trực Chính phủ để đi chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang.
Hiện nay, một số địa phương của thành phố Hà Nội đã và đang có kế hoạch di dời người dân khỏi nơi trũng, thấp, có nguy cơ ngập lụt. Công an thành phố đã quán triệt tới Công an các địa phương hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3; ngăn chặn tội phạm phát sinh, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho người dân.
Theo Công an thành phố Hà Nội, đối với địa bàn các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn... có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, Công an các đơn vị chủ động nắm tình hình, phối hợp với cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn tăng cường triển khai các biện pháp ứng phó, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, kịp thời báo cáo đề xuất Công an thành phố tăng cường lực lượng, phương tiện khi cần thiết.
Công an các đơn vị chú trọng tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nắm chắc địa bàn, triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, kịp thời ứng phó, phát hiện, xử lý các hành vi lợi dụng tình hình bão để vi phạm pháp luật như đầu cơ, trục lợi, đẩy giá, buôn bán hàng giả, các vi phạm về môi trường và các tội phạm về xâm phạm sở hữu...; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên toàn địa bàn thành phố.
Trưa 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã lệnh báo động cấp độ 1 trên sông Hồng tại địa phận các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.
Lệnh báo động lũ này được đưa ra căn cứ vào mực nước sông Hồng tại Long Biên hồi 11 giờ 10 phút ngày 10/9 là 9,5m (mực nước báo động I là 9,5m).
Ông Phùng Trung Hải, Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết khoảng 2 giờ ngày 10/9, tại thôn Át, xã Minh Xuân, đất từ trên đồi cao tràn xuống, vùi lấp hoàn toàn 5 hộ gia đình sống phía dưới chân đồi khiến 5 người chết, 4 người mất tích và 3 người bị thương.
Lực lượng chức năng huyện Lục Yên đã huy động công an, quân sự xã, chính quyền địa phương cùng người dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.
Tại hiện trường, 3 người bị thương đã được đưa đi cấp cứu. Đến 12 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng đưa 5 người tử vong ra khỏi hiện trường.
Dòng nước chảy xiết, mức nước dâng cao khiến công tác xây lắp cầu phao chưa thể tiến hành.
Theo đó, dự kiến cầu phao sẽ được lắp đặt cách vị trí cầu khoảng 1km, tại vị trí xã Hương Nộn, huyện Tam Nông và xã Kinh Kệ, huyện Tam Nông. Đây cũng là hai bến đò cũ, đã có sẵn lối xuống phà trước đó.
Mưa lớn rạng sáng 10/9 tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, khiến Trạm biến áp 110kV Thường Tín bị ngập sâu trên 1 mét. Để đảm bảo an toàn, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã nhanh chóng triển khai công tác ứng phó.
Cụ thể, EVNHANOI đã triển khai các phương án ứng phó khẩn cấp, tách trạm biến áp ra khỏi vận hành, lực lượng ứng trực triển khai các phương án ngăn chặn sự cố chạm chập phát sinh trong trạm, đảm bảo hoạt động hệ thống bơm diezel…
Theo đại diện Trung tâm Điều độ hệ thống lưới điện thành phố Hà Nội, dù Trạm biến áp 110kV Thường Tín dừng hoạt động do ngập sâu, công tác cung ứng điện trên địa bàn cơ bản vẫn được đảm bảo. Có 9 lộ đường dây trung áp được cấp điện từ các trạm biến áp lân cận như: Tía, Ngọc Hồi, Văn Điển; 2 lộ cấp nội bộ đang được các lực lượng ứng trực, khắc phục xử lý. Ngay sau khi nước rút, đảm bảo các điều kiện an toàn sẽ khẩn trương cấp điện trở lại.
Tỉnh Hưng Yên vừa ban hành công điện hỏa tốc gửi các sở ban, ngành và các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên về việc phát lệnh báo động I trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 13 giờ ngày 10/9.
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về lắp đặt cầu phao để đảm bảo giao thông tạm thời, phục vụ đi lại của nhân dân sau sự cố sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông-Lâm Thao của Phú Thọ), sáng 10/9, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh của Bộ Quốc phòng đã cơ động vận chuyển gần 100 trang bị bộ cầu phao nổi đến xã Hương Nộn, huyện Tam Nông để triển khai bắc cầu phao qua sông Hồng.
Theo Đại tá Đỗ Hữu Tiềm, Chính ủy Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh, hiện nay các trang bị cầu phao đã được di chuyển đến vị trí thuận lợi, sẵn sàng lắp đặt cầu phao khi điều kiện an toàn cho phép.
Tất cả các thông tin về việc cầu phao đã được lắp đặt là hoàn toàn không chính xác.
Ngày 10/9, Công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, phát hiện tài khoản Facebook “Nguyễn Quỳnh (Quỳnh)” bình luận tại Fanpage “Hóng biến Hải Dương” với nội dung “Phượng hoàng vỡ đê rồi” với 10 lượt like và 14 lượt bình luận.
Công an huyện Thanh Hà đã xác minh và mời chủ tài khoản Facebook trên là Nguyễn Thị Quỳnh, sinh năm 1996, trú tại thôn Tiền Vỹ, xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, đến làm việc.
Tại cơ quan Công an, Nguyễn Thị Quỳnh trình bày thông tin “Phượng Hoàng, Thanh Hà vỡ đê rồi” là thông tin trên mạng chưa được kiểm chứng, nhưng vì là tin nóng nên đã không xác minh mà bình luận ngay lên trang Fanpage “Hóng biến Hải Dương.” Sau đó, nhận thức được việc đưa thông tin sai sự thật nên Nguyễn Thị Quỳnh đã chủ động xóa bình luận trên trang “Hóng biến Hải Dương.”
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa có công điện gửi sở giao thông vận tải các tỉnh, thành về việc xử lý các phương tiện trôi dạt trên sông.
Ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết hiện nay, trên các tuyến đường thuỷ nội địa có các phương tiện trôi dạt do ảnh hưởng của mưa, lũ gây mất an toàn các cầu đường bộ, đường sắt.
Do đó, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện rà soát, kiểm tra, yêu cầu các phương tiện không neo đậu khu vực gần các công trình vượt sông; thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình nếu phát hiện phương tiện trôi dạt phải kịp thời thông báo cơ quan chức năng để xử lý.
Theo Cục quản lý đề điều và phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), tính đến 13 giờ ngày 10-9, bão số 3 và mưa, lũ sau bão đã làm 146 người chết, mất tích (82 người chết, 64 người mất tích).
Cụ thể, tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng có 19 người chết, 36 người mất tích.
Tỉnh Lào Cai có 19 người chết, 11 người mất tích, gồm: Bát Xát 10 người, Sa Pa 8 người, Bắc Hà 6 người, Si Ma Cai 4 người, Văn Bàn 2 người.
Tỉnh Yên Bái có 22 người chết, 6 người mất tích do sạt lở đất, gồm: Lục Yên 13 người, TP Yên Bái 14 người, Văn Chấn 1 người.
Tỉnh Quảng Ninh 9 người chết do bão và lũ.
TP Hải Phòng 2 người chết do bão; Hải Dương 1 người chết do bão; Hà Nội 1 người chết do bão.
Hòa Bình 4 người chết do sạt lở đất; Lạng Sơn 2 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất. Bắc Giang 1 người chết do lũ cuốn. Tuyên Quang 2 người mất tích do lũ cuốn. Hà Giang 1 người chết và 1 người mất tích. Lai Châu 1 người chết do sạt lở đất.
Phú Thọ có 8 người mất tích trong sự cố sập cầu Phong Châu.
Về số người bị thương lên tới gần 800 người, trong đó nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh với 536 người, Hải Phòng 81 người, Hà Nội 10 người, Lạng Sơn 10 người, Lào Cai 14 người, Yên Bái 10 người, Cao Bằng 12 người…
Bộ NN-PTNT cho biết hiện hoàn lưu của bão số 3 còn tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 11-9 cho các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực Tây Bắc.
Theo thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến trưa nay, 10/9, toàn thành phố có có 117 trường cho học sinh nghỉ học, trong đó nhiều trường triển khai hình thức học trực tuyến nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh và thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học.
Trong số 117 trường cho học sinh dừng đến lớp sáng nay có 4 trường trung học phổ thông; 113 trường thuộc các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Các trường cho học sinh nghỉ học đều thuộc địa bàn vùng trũng, ngập, đa số trường thuộc ngoại thành.
Huyện Thanh Trì có nhiều trường phải nghỉ học nhất với 43 trường, tiếp đó là huyện Thường Tín (24 trường), Chương Mỹ (23 trường). Các huyện còn lại chỉ có một số trường phải nghỉ học, gồm Ba Vì (5 trường), Mỹ Đức (4 trường), Thanh Oai (3 trường), Sơn Tây (1 trường), Phú Xuyên (1 trường), Quốc Oai (1 điểm trường), Hoài Đức (2 trường), Đan Phượng (1 trường).
Công ty Điện lực Quảng Ninh đã có quyết định về việc tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Điện lực thành phố Hạ Long đối với ông Nguyễn Đại Cương, kể từ 18 giờ ngày 9/9/2024 cho đến khi có quyết định thay thế.
Theo quyết định này, ông Nguyễn Đại Cương có mặt tại Điện lực thành phố Hạ Long để phục vụ khắc phục lưới điện sau bão số 3 và các công tác sản xuất kinh doanh của Điện lực.
Trước đó, ngành Điện Quảng Ninh thông tin sẽ cố gắng cấp điện trở lại cho khu vực trung tâm Hòn Gai và toàn bộ khu vực Bãi Cháy của thành phố Hạ Long trong ngày 8/9. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70 mm, cục bộ có nơi trên 120 mm. Riêng Lào Cai, Yên Bái có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm.
Chiều 10/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường thông tin, sáng 10/9, một trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thông tin ban đầu, trận lũ quét đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ nơi 35 hộ dân, 128 khẩu cư trú.
Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của huyện và lực lượng tại chỗ đã ứng cứu.
Đến 18 giờ cùng ngày đã xác định được trên 30 người bị thương và sống sót, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân, còn lại rất nhiều người vẫn đang mất tích.
Chiều tối 10/9, ông Nguyễn Duy Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Hà, tỉnh Lào Cai xác nhận thông tin về việc mưa lũ đã làm sập nhà điều hành thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc trên địa bàn.
Thông tin ban đầu, do mưa lớn nhiều ngày trên địa bàn đã dẫn tới sạt lở đất đá từ trên sườn núi xuống nhà điều hành của Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc gây sập, làm một số công nhân của nhà máy bị thương và 5 người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Sóc Sơn vừa thông tin về sự cố bờ bao Đầm Khoai, xóm Cầu Lai, thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Theo đó, vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 10/9/2024, xảy ra sự cố tràn, sạt lở, vỡ bờ bao Đầm Khoai, xóm Cầu Lai, thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn, bề rộng điểm vỡ khoảng 5-6m. Nước trong suối Cầu Lai tràn vào gây úng ngập khoảng 12ha (lúa 10ha, màu 2ha). Nguyên nhân sơ bộ là do mực nước sông Công rất cao, mực nước chênh lớn dẫn đến chảy tràn qua suối Cầu Lai, gây tràn bờ bao, sạt lở và vỡ bờ bao.
Lào Cai: Cận cảnh trận lũ quét kinh hoàng vùi lấp một thôn tại huyện Bảo Yên
Đến 18 giờ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của huyện và lực lượng tại chỗ đã xác định được hơn 30 người bị thương và sống sót, tìm thấy thi thể 15 nạn nhân, còn lại rất nhiều người vẫn đang mất tích.
⏰ 12 TIẾNG NỮA:
- Lũ trên sông Thao tại Yên Bái sẽ xuống chậm nhưng vẫn trên mức
lũ lịch sử; tại Phú Thọ lên mức BĐ2.
- Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,70m, trên BĐ3 1,70m vào đêm nay (10/9) sau đó xuống chậm; tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21,00m, trên mức BĐ3 0,50m vào sáng mai (11/9) sau đó xuống;
- Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên và ở trên mức BĐ3;
- Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3
- Lũ trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức BĐ2.
- Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ3.
- Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức BĐ3.
- Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh lên mức BĐ2.
⏰ 12-24 TIẾNG TIẾP THEO:
- Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống chậm nhưng vẫn trên
mức lũ lịch sử; tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức BĐ2.
- Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang sẽ xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức BĐ3; tại Vụ Quang sẽ xuống nhưng vẫn ở trên mức BĐ2;
- Lũ trên sông Cầu biến đổi chậm ở mức BĐ3;
- Lũ trên sông Thương sẽ xuống nhưng vẫn ở trên mức BĐ3
- Lũ trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức BĐ2.
- Lũ trên sông Thái Bình sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3.
- Lũ trên sông Hoàng Long sẽ xuống chậm nhưng vẫn trên mức BĐ2.
- Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm và ở dưới mức BĐ2.
Trong 12 đến 24 tiếng tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình có khả năng lên mức BĐ3 và trên BĐ3.
Chiều 10/9, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại huyện Ba Vì. Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt chỉ đạo huyện Ba Vì duy chặt chẽ không để người và phương tiện qua cầu Trung Hà.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 10/9 đến sáng 11/9, lũ trên sông Thao tại Yên Bái sẽ xuống chậm nhưng vẫn trên mức lũ lịch sử năm 1968; tại Phú Thọ lên mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,70 m, trên báo động 3 là 1,70 m vào đêm 10/9 sau đó xuống chậm; tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21 m, trên mức báo động 3 là 0,50 m vào sáng 11/9, sau đó xuống; lũ trên sông Cầu tiếp tục lên và ở trên mức báo động 3.