Định hình chính sách tình báo trước các cuộc tấn công mạng

Khi cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ ngày càng cảm nhận nguy cơ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng, các tổ chức tình báo phải điều chỉnh hoạt động của mình để ngăn chặn các mối đe dọa.
Định hình chính sách tình báo trước các cuộc tấn công mạng ảnh 1(Ảnh minh họa)

Theo Viện Quan hệ Quốc tế Australia (AIIA), hoạt động tình báo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và an ninh.

Trong bối cảnh các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ ngày càng cảm nhận nguy cơ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng, các tổ chức tình báo phải điều chỉnh hoạt động của mình để ngăn chặn các mối đe dọa này.

Người Mỹ, cả trực tiếp hoặc thông qua các đại diện của họ, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan tình báo. Không có gì ngạc nhiên, đã có những gợi ý về sự thay đổi của các tổ chức tình báo và hệ thống tình báo của Mỹ vượt ra ngoài sự nhận thức của dân chúng.

Các quốc gia nước ngoài đang có nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng an ninh và nhiều người ở các quốc gia này cũng cần phải hiểu những thay đổi như vậy. Nhiều phương pháp và cơ cấu tổ chức được chứng minh thành công trong quá khứ đã phải trải qua những thất bại nặng nề, điển hình là trường hợp của vụ tấn công khủng bố 11/9 và những “thêu dệt” câu chuyện vũ khí của Saddam Hussein ở Iraq.

Các nhà quản lý thông tin và nhiều người khác thường không đồng tình với những thay đổi như vậy trong công nghệ thông tin. Họ có xu hướng muốn giải quyết các vấn đề ít quan trọng vì thông tin liên tục xuất hiện và nó mất nhiều thời gian để thực hiện những thay đổi sâu rộng như vậy.

Ví dụ vào năm 1986, William J. Casey, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã thành lập một trung tâm chống khủng bố. Ông tin rằng trung tâm này tạo ra sự phối hợp cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch và hoạt động, và các chuyên gia phân tích làm việc gần các sỹ quan nghiệp vụ.

Tuy nhiên, nhiều thành viên lớn tuổi của CIA và các tổ chức tình báo đã gây nguy hiểm cho vị trí của họ cũng như các hoạt động bí mật dưới sự kiểm soát của họ.

Với sự ra đời của các công nghệ và thiết bị truyền thông tiên tiến, kỷ nguyên mới này sẽ tạo ra các điều kiện mới đòi hỏi các biện pháp bảo mật mới và cụ thể.

Với sự phát triển của công nghệ và các công cụ tinh vi, tiên tiến, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ cá nhân trước những nguy cơ tiềm tàng ngày càng trở nên quan trọng.

Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) nói với tờ The Guardian: “Tôi không muốn sống ở một đất nước mà tất cả các cuộc điện thoại có thể bị nghe trộm và theo dõi."

Với những tiết lộ của Snowden và những thông tin sẵn có hiện nay, không công dân, tổ chức hoặc thể chế nào ở Mỹ và nhiều quốc gia khác có được sự bảo mật và quyền riêng tư cần thiết.

Định hình chính sách tình báo trước các cuộc tấn công mạng ảnh 2Edward Snowden. (Nguồn: huffingtonpost)

Trong thế giới ngày nay, gần một nửa dân số toàn cầu có quyền truy cập Internet. Máy tính và các công cụ liên lạc trở nên thiết yếu cho công việc hàng ngày của các nhân viên công ty, tổ chức và chính phủ. Như vậy, vấn đề bảo mật máy tính cho các chính phủ và tổ chức cũng như người dân bình thường đã trở thành một vấn đề chiến lược quan trọng.

Một số sự cố trong những năm gần đây, chẳng hạn như sự thất bại của hệ thống máy tính ở Estonia năm 2007, vụ tấn công dữ liệu máy chủ của Lầu Năm Góc năm 2012 và thiệt hại do mã độc Stuxnet gây ra cho chương trình hạt nhân Iran kể từ năm 2010, khiến cho mối lo ngại về quy mô và tác động nặng nề từ các cuộc tấn công mạng trở thành một trong những mối đe dọa chính đối với chính phủ, xã hội và nền kinh tế thế giới.

Năm 2011, một thông cáo báo chí tiết lộ rằng Trung Quốc có mạng lưới tổ chức gián điệp lớn nhất thế giới. Quy mô của tổ chức gián điệp Trung Quốc và sự đa dạng của nó trong mục tiêu bao gồm các công ty, chính phủ và tổ chức quốc tế cũng như các thiết bị chuyên dụng, tinh vi đã dẫn đến nỗi lo ngại chưa từng có trong vấn đề bảo mật thông tin.

Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu hạn chế những nguy cơ trên Internet và việc cung cấp các biện pháp bảo mật thông tin dựa trên các giải pháp bảo vệ dường như sẽ trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Những kẻ xâm nhập thông tin dường như có những khả năng vũ khí kỹ thuật số bất đối xứng, tuy nhiên các công cụ hỗ trợ hiện nay thiên về phòng thủ và tập trung đối phó với một số mối đe dọa hạn chế.

Với những điểm yếu trong các hệ thống tình báo của chính phủ và nhận thức miễn dịch nhà nước khỏi các mối đe dọa tiềm tàng, những kẻ xâm nhập có thể khai thác những lỗ hổng này để gây thêm thiệt hại với quy mô lớn, rộng và tham vọng hơn.

Ngày nay, những khiếm khuyết và thiếu sót của hệ thống thông tin và mạng máy tính đã làm cho tác động của những cuộc tấn công mạng ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt khi mục tiêu của tin tặc là các cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự và các cơ quan chính phủ nhạy cảm.

Các cuộc tấn công mạng được coi là một hành động chiến tranh và cần phải có những hành động đáp trả tương tự hoặc thậm chí đáp trả vật lý. Đồng quan điểm đó, Nhà Trắng đã nhấn mạnh quyền tự bảo vệ mình trước các hoạt động tấn công mạng trong tài liệu “Chiến lược không gian mạng quốc tế."

Những yếu tố này đã dẫn đến khả năng tạo ra sự chiếm đoạt, vũ khí và các tổ chức nhằm mục đích bảo vệ không gian mạng trong bối cảnh rộng hơn so với các tài liệu trước đây về chiến lược bảo vệ không gian mạng (ví dụ chiến lược tiếp cận cấp quốc gia); mục tiêu chính và cuối cùng sẽ là thông qua một chiến lược bảo vệ cố định và tạo ra một cách tiếp cận với các giải pháp an ninh rộng lớn, đa dạng hơn.

Do đó, nhiều quốc gia tuyên bố rõ ràng rằng họ đang có nhu cầu phát triển năng lực bảo vệ không gian mạng (nghĩa là họ muốn được trang bị công nghệ đặc biệt và các thiết bị phản công) để có thể đối phó với các cuộc tấn công mà có thể trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng của ngành tình báo./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục