Doanh số đồ nhựa dùng một lần giảm mạnh khi Israel áp thuế môi trường

Khoản thuế mới đánh vào các đồ nhựa dùng một lần như bát đĩa, thìa dĩa, ống hút… khiến giá mặt hàng này ở Israel tăng gấp đôi, qua đó lượng tiêu thụ giảm khoảng 40%.
Doanh số đồ nhựa dùng một lần giảm mạnh khi Israel áp thuế môi trường ảnh 1Đồ nhựa dùng một lần được bày bán ở Israel. (Nguồn: Times of Israel)

Sau một tháng áp dụng luật thuế bảo vệ môi trường đánh vào các mặt hàng nhựa dùng một lần, doanh số bán các mặt hàng này tại Israel đã giảm tới 50%.

Bộ Bảo vệ Môi trường Israel ngày 21/11 ra thông báo cho biết khoản thuế mới đánh vào các đồ nhựa dùng một lần như bát đĩa, thìa dĩa, ống hút… với mức tăng 11 NIS (khoảng 3,55 USD)/kg, sẽ khiến giá mặt hàng này tăng gấp đôi, qua đó lượng tiêu thụ sẽ giảm khoảng 40%.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các cửa hàng bán lẻ, trên thực tế doanh số bán mặt hàng này đã giảm mạnh hơn, tới 50-60%, do người tiêu dùng chuyển sang mua các đồ tự phân hủy thân thiện với môi trường hoặc vật dụng sử dụng nhiều lần.

[Giảm đồ nhựa dùng 1 lần: Việc cần làm ngay từ mỗi cá nhân, gia đình]

Israel đứng thứ hai thế giới về sử dụng đồ nhựa dùng một lần tính theo tỷ lệ dân số. Mỗi năm người dân nước này chi khoảng 2 tỷ NIS (465 triệu USD) cho các loại bát đĩa, thìa dĩa bằng nhựa và thải ra khoảng 70.000 tấn rác mỗi năm.

Trung bình mỗi người dân Israel vứt bỏ 7,5kg nhựa/năm, nhiều gấp vài lần người dân châu Âu.

Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Israel, Tamar Zanberg từng tuyên bố “người dân Israel đang nghiện đồ nhựa dùng một lần và đã đến lúc phải từ bỏ thói quen này”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục