Đồng minh nói bà Merkel đã ngừng "chào mời" người tị nạn tới Đức

Chính phủ của Thủ tướng Merkel đã thay đổi chính sách người tị nạn và dần mất đi kiểu văn hóa chào mời vô điều kiện người tị nạn tới Đức.
Đồng minh nói bà Merkel đã ngừng "chào mời" người tị nạn tới Đức ảnh 1Người tị nạn ở Đức. (Nguồn: AP)

Sứ mạng lớn của Liên minh châu Âu (EU) ở Hy Lạp đã bắt đầu ngày 20/3, và việc thực thi thoả thuận giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn cũng đồng nghĩa với việc kết thúc "văn hóa chào mời" người tị nạn tới Đức của Thủ tướng Angela Merkel.

Chủ tịch Đảng Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) Horst Seehofer, một đồng minh chính trị của bà Merkel, phát biểu trên báo Hình ảnh Chủ nhật rằng Chính phủ của bà đã thay đổi chính sách người tị nạn.

Ông Seehofer nói: "Chính phủ liên bang đã hoàn toàn thay đổi chính sách người tị nạn của mình, dù không thừa nhận điều đó."

Theo ông, Berlin đã bỏ dần thứ văn hoá mời chào vô điều kiện người tị nạn vào Đức và dù khu vực biên giới Hy Lạp-Macedonia đang rất căng thẳng, song không còn một chính trị gia Đức nào mời chào người tị nạn tới Đức.

Trong khi đó, nghị sĩ cấp cao của Đảng Xanh Anton Hofreiter cáo buộc bà Merkel thay đổi chiến thuận, theo đó nữ Thủ tướng từ bỏ "cách tiếp cận nhân đạo" khi ủng hộ thoả thuận giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp vào châu Âu.

Theo báo trên, các nghị sĩ cấp cao CDU và CSU sẽ thảo luận trong tháng 4/2016 về một chiến lược chung cho cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Cũng liên quan Thoả thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Tài chính bang Bayern, ông Markus Söder thuộc CSU cho rằng thoả thuận này có thể dẫn tới việc người Kurd ồ ạt kéo tới Đức.

Theo ông, thoả thuận đạt được sẽ tiến tới miễn thị thực cho người Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Âu và như vậy, người Kurd chạy trốn các cuộc truy quét của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kéo tới Đức./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.