Trong phiên 23/4, sự mạnh lên của đồng USD đã khiến đồng yen xuống gần mức thấp nhất trong 34 năm.
Hiện các nhà đầu tư đang theo dõi các biện pháp can thiệp khi chờ đợi báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ và quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong tuần này.
Cuối phiên giao dịch sáng 23/4, đồng USD giữ ở mức 154.75 yen/USD, sau khi rơi xuống 154,85 yen/USD, mức thấp nhất kể từ năm 1990 trong phiên 22/4, giữa bối cảnh sự chênh lệch về tỷ giá giữa Mỹ và Nhật Bản lại trở thành tâm điểm trong khi căng thẳng Iran-Israel dịu bớt.
Các nhà giao dịch đang giữ tâm lý thận trọng khi đồng yen trượt xuống gần mốc 155 yen/USD, vốn được coi là động lực mới để BoJ can thiệp vào thị trường.
Phát biểu trong một cuộc họp báo sáng 23/4, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki tuyên bố nước này sẽ có hành động thích hợp để ứng phó những biến động quá mức trên thị trường tiền tệ mà không loại trừ bất kỳ phương án nào.
Bộ trưởng Suzuki cho biết Chính phủ Nhật Bản đang theo dõi sát các diễn biến trên thị trường ngoại hối đồng thời duy trì liên lạc chặt chẽ với cơ quan quản lý tiền tệ của các quốc gia khác.
Tuy nhiên, có những nghi ngờ về việc liệu Tokyo có hành động sát thời điểm cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của BoJ bắt đầu vào ngày 25/4 hay không.
Trong các dự báo mới, BoJ dự kiến lạm phát sẽ ở quanh mức mục tiêu 2% trong ba năm tới. Ngân hàng này cũng đánh đi tín hiệu sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay.
Carol Kong, chiến lược gia tiền tệ tại ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, nhận định sự suy yếu của đồng yen có thể buộc BoJ phải có quan điểm cứng rắn hơn.
Nhật Bản cân nhắc mọi phương án để ổn định đồng yen
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết nước này đang theo dõi sát các diễn biến trên thị trường ngoại hối, đồng thời duy trì liên lạc chặt chẽ với cơ quan quản lý tiền tệ của các quốc gia khác.
Triển vọng này sẽ làm tăng đồn đoán về một đợt tăng lãi suất khác của BoJ.
Sức mạnh của USD sẽ thúc đẩy khả năng can thiệp ngoại hối. Đồng bạc xanh đang hướng đến mức tăng 5% trong năm nay./.