Dự án Bức tường xanh chống sa mạc hóa châu Phi

Châu Phi tìm cách xây dựng một "Bức tường xanh vĩ đại" nhằm chống tình trạng sa mạc hóa đang ngày càng nghiêm trọng ở Sahara.
Châu Phi tìm cách xây dựng một "Bức tường xanh vĩ đại" nhằm chốngtình trạng sa mạc hóa đang ngày càng nghiêm trọng ở khu vực Sahara.

Vấn đề này càng trở nên quan trọng khi sa mạc đang dần "gặm nhấm" nhữngvùng đất màu mỡ và khiến nhiều người dân châu lục này rơi vào cảnh nghèo đói.

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) dự báo, mỗi năm ở "Lục địa đen" cókhoảng 2 triệu ha rừng bị biến mất. Đất bạc màu là nguyên nhân gây ra khủnghoảng lương thực tại dải Sahel (khu vực ranh giới nằm giữa sa mạc Sahara ở phíabắc với vùng đất màu mỡ hơn ở phía nam).

Nếu tình hình khô hạn tiếp tục tiếp diễn như hiện nay Liên hợp quốc dự báosẽ có khoảng 2/3 diện tích đất canh tác ở châu Phi sẽ bị cát ở sa mạc Sahara xâmchiếm vào năm 2050.

Được Liên minh châu Phi (AU) phê chuẩn năm 2007, dự án "Bức tường xanh vĩđại" đi qua 11 quốc gia châu Phi, từ tây sang đông nhằm tái phát triển rừng,chống tình trạng sa mạc hóa đang ngày càng nghiêm trọng ở Sahel.

Tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tháng 6 vừa qua tại Cộng hòa Chad, một cơquan chịu trách nhiệm dự án này đã được thành lập nhằm phối hợp thực hiện các dựán phục hồi và trồng rừng lớn.

"Bức tường xanh" này, rộng khoảng 15km và dài hơn 7.100 km nối thủ đôDakar của Senegal bên bờ Đại Tây Dương với Gibuti trên bờ Biển Ðỏ ở phía đôngchâu Phi, nhằm đối phó tình trạng sa mạc hóa.

11 quốc gia châu Phi tham gia dự án là Burkina Faso, Cộng hòa Chad,Gibuti, Eritrea, Ethiopia, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal và Sudan.

Dự án này đã được Senegal thay mặt châu Phi trình bày tại Hội nghị vềchống biến đổi khí hậu toàn cầu ở Kopenhagen (Ðan Mạch) năm ngoái.

Tổng thống Senegal Abdoulaye Wade đã nhấn mạnh rằng cây xanh là giải pháphữu hiệu nhất để chống lại sa mạc hóa và kêu gọi các nhà khoa học tiếp tụcnghiên cứu để tìm ra những loài cây có đủ khả năng chống chọi với thời tiết khắcnghiệt ở các vùng sa mạc.

Những loại cây được trồng trong vành đai phải là loài chịu được khí hậukhô hạn (như cây keo, cây táo ta, cây xoài), với hy vọng sẽ làm chậm quá trìnhxói mòn đất, giảm tốc độ gió và giúp nước mưa thấm vào lòng đất nhằm cải thiệnđộ màu của đất, ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa đang ngày càng gia tăng.

Dự án này cũng bao gồm cả việc khôi phục những cánh rừng nguyên sinh,những thảm thực vật hay hệ động vật tại các khu rừng quốc gia mà dự án này điqua.

Việc thực hiện dự án này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn, khoảng 600 triệuUSD. Hiện các nước châu Phi liên quan đến dự án này đang gặp khó khăn với vấn đềkinh phí. Cho đến lúc này, sau ba năm được triển khai, mới có 10.500 ha rừngđược trồng tại Senegal và khoảng vài trăm ha được trồng ở một số quốc gia khác.

Quỹ Môi trường Thế giới (FEM) đã cam kết viện trợ 119 triệu USD (96 triệueuro) cho các quốc gia tham gia dự án này. Ngoài việc đầu tư trực tiếp, FEM cũngkêu gọi các đối tác tài trợ cho dự án.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, trên thế giới hiện có khoảng 30% diệntích đất đai bị khô hạn. Khoảng hai tỷ người sống phụ thuộc hệ sinh thái ở cáckhu vực này, trong đó 90% nằm ở các nước đang phát triển.

Hơn 40 năm qua, gần1/3 đất trồng trọt trên thế giới bị thoái hóa, không thể sử dụng. Thế giới đã mất khoảng 20.000-50.000 km2 đất do tình trạng sa mạc hóa. Hơnmột tỷ người nghèo và những người đang sống ở các vùng đất khô hạn trên Trái Đấtđang là thách thức cản trở việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ(MDG)./.

Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục