Đưa thương hiệu chè Thái Nguyên vươn xa

Đưa thương hiệu, hương sắc chè Thái Nguyên vươn xa

Festival trà Thái Nguyên-Việt Nam sẽ góp phần đưa thương hiệu, hương sắc trà Thái vươn xa, có vị thế vững chắc trên thị trường trong, ngoài nước.
Đưa thương hiệu, hương sắc chè Thái Nguyên vươn xa ảnh 1Thu hoạch chè ở Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Chỉ còn mộ tuần nữa, Festival trà Thái Nguyên-Việt Nam lần thứ hai - 2013 do Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức sẽ chính thức khai mạc trên vùng đất "Đệ nhất danh trà" Thái Nguyên.

Những ngày này, trên khắp các tuyến đường của thành phố Thái Nguyên và các vùng chè, làng nghề chè Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa... không khí chuẩn bị cho sự kiện văn hóa lớn nhất năm 2013 trên địa bàn tỉnh khá tập nập. Ngoài những băng zôn, biểu ngữ, pano, màn hình cỡ lớn... tại các nút giao thông trọng điểm giới thiệu, chỉ dẫn cho du khách về tham dự Festival, tại các vùng chè đặc sản, những nương chè đẹp nhất được chăm bón cẩn thận cho dù đã ở thời điểm chớm đông nhưng vẫn tươi tốt như ở lúc chính vụ. Các khách sạn, cơ sở lưu trú, các điểm du lịch lịch sử, danh thắng, làng nghề nổi tiếng đã sẵn sàng đón khách...

Ông Phạm Đức Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) - vùng chè nổi tiếng nhất Thái Nguyên cho biết khác với lần tổ chức trước đây, tại Festival năm nay, những người làm chè ở Tân Cương không chỉ đón khách về thưởng chè mà còn có thể trải nghiệm cuộc sống của người làm chè đặc sản truyền thống theo mô hình "homestay." Vì vậy, từ nhiều tháng nay, hàng chục hộ sản xuất, chế biến chè quy mô lớn ở xã đã chỉnh trang nhà cửa, chuẩn bị những nương chè, vườn chè đẹp, thậm chí học cả tiếng Anh để sẵn sàng đón khách trong nước cũng như khách quốc tế...

Đến Tân Cương trong dịp Festival lần này, du khách còn được thăm quan Không gian văn hóa trà Thái Nguyên mới được đầu tư xây dựng khang trang trên diện tích hàng chục nhìn m2 giữa những vườn chè xanh bát ngát, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có cả Bảo tàng chè giới thiệu đầy đủ nhất về lịch sử hình thành, phát triển của cây chè Thái Nguyên cũng như ngành chè Việt Nam, các sản phẩm chè độc đáo nhất và những giống chè đặc trưng của mỗi địa phương từ khắp mọi miền Tổ quốc.

Các hộ làm chè cũng chuẩn bị các sản phẩm chè độc đáo như chè móc câu, chè nõn, chè đinh... có giá từ 250.000 đồng đến hàng triệu đồng/kg để đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

Theo thống kê của tỉnh Thái Nguyên, hiện tổng diện tích chè của toàn tỉnh đã lên tới gần 20.000ha (đứng thứ hai cả nước, sau tỉnh Lâm Đồng) với sản lượng đạt khoảng 185.000 tấn/năm. Ngoài Tân Cương, Thái Nguyên còn nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng khác như La Bằng (Đại Từ), Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương), Sông Cầu, Trại Cài (Đồng Hỷ)…

Xác định, cây chè là “cây làm giàu” cho người nông dân xứ Thái trong gần 3 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới và trồng lại gần 4.000ha chè, thay thế chè giống cũ bằng các giống chè chất lượng cao như LDP 1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên... góp phần nâng cơ cấu chè giống mới so với tổng diện tích chè hiện có lên gần 50%.

Bên cạnh việc cải tạo, nâng cao chất lượng giống chè, tỉnh đã xây dựng 28 mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích chè đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP hơn 300ha. Cùng với 34 cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp, toàn tỉnh đã xây dựng được 84 làng nghề và 22 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè đặc sản theo phương thức truyền thống.

Do nhu cầu của thị trường hiện trên 80% sản lượng chè của Thái Nguyên được chế biến theo phương thức thủ công truyền thống. Tuy sản xuất công nghiệp không nhiều, chủ yếu là chè đen, chè xanh ướp hương liệu để xuất khẩu nhưng trong gần 3 năm qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu chè của tỉnh đạt trên 30 triệu USD. Sản phẩm chè Thái Nguyên đã có mặt các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc...

Giá trị thu nhập trên diện tích đất trồng chè của nông dân Thái Nguyên đã đạt mức bình quân trên 80 triệu đồng/ha/năm. Cây chè thực sự trở thành "cây làm giàu" cho nhiều người làm chè xứ Thái, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Ông Phạm Thái Hanh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên - Phó Trưởng ban thường trực Ban tổ chức Festival trà Thái Nguyên-Việt Nam lần thứ hai 2013 chia sẻ: Việc tổ chức Festival trà không chỉ là hoạt động thiết thực trong thực hiện Đề án "bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà Thái Nguyên" đã được Chính phủ phê duyệt nhằm quảng bá, tôn vinh cây chè, các sản phẩm chè và văn hóa trà Thái Nguyên mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quảng bá thương hiệu trà Thái Nguyên.

Thông qua các hoạt động văn hóa, Festival còn là nơi gặp gỡ, giao lưu, xúc tiến thương mại của các nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm chè, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, làng nghề sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè...

Chính vì vậy, tỉnh đang tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thành công Festival ở mức cao nhất, góp phần đưa thương hiệu chè Thái Nguyên, hương sắc trà Thái Nguyên vươn xa, có vị thế vững chắc trên thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Các đôi bò bứt tốc về đích. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Tưng bừng Hội đua bò Bảy Núi An Giang năm 2024

Tham gia Hội đua bò Bảy Núi năm nay có 64 đôi bò đến từ các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tịnh Biên (An Giang) và các đôi bò đến từ huyện Giang Thành (Kiên Giang).

Festival Thu Hà Nội 2024

Festival Thu Hà Nội 2024

Với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy màu sắc cùng giá trị truyền thống văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của mùa Thu Hà Nội, Festival Thu Hà Nội 2024 hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.