Đức bác tin Cục Tình báo liên bang BND hợp tác với Mỹ

Ông Hans-Georg Maaßen, người đứng đầu cơ quan tình báo nội địa của nước này, đã bảo vệ cho các hoạt động của Cục Tình báo liên bang Đức (BND) và việc hợp tác với Mỹ.
Đức bác tin Cục Tình báo liên bang BND hợp tác với Mỹ ảnh 1

Ngày 13/5, ông Hans-Georg Maaßen, người đứng đầu Cục Bảo vệ Hiến pháp liên bang Đức (BfV), cơ quan tình báo nội địa của nước này, đã bảo vệ cho các hoạt động của Cục Tình báo liên bang Đức (BND) cũng như việc hợp tác với tình báo Mỹ.

Tại một hội nghị về an ninh ở thủ đô Berlin, ông Maaßen khẳng định: "Tới nay, chúng tôi không có bằng chứng cho thấy tình báo Mỹ do thám các công ty hàng đầu của Đức."

Ông cũng cảnh báo không nên để những nghi ngờ ảnh hưởng tới sự hợp tác với Washington, nhấn mạnh rằng "Mỹ vẫn và sẽ luôn là một đối tác quan trọng của Đức" trong lĩnh vực tình báo.

Ông Maaßen không cho biết liệu BfV có danh sách hàng chục nghìn từ khoá tìm kiếm mà Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nhờ BND tìm kiếm giúp hay không. Ông nói: "Nhiều vấn đề phải giữ bí mật."

Theo ông Maaßen, các cơ quan tình báo nước ngoài như BND rất quan tâm tới việc những lô hàng quốc phòng nào đó không được chuyển tới một số quốc gia như Triều Tiên hay Iran, hoặc việc vận chuyển đó có tuân thủ các lệnh cấm vận hay không.

Người đứng đầu BfV cũng cho biết sau khi cựu nhà thầu Mỹ Edward Snowden tiết lộ các thông tin về quy mô do thám của NSA, ông không nhận được bất cứ thông tin nào phản ánh việc các công ty Đức bị do thám.

Hồi giữa tháng 4/2015, Chính phủ Đức xác nhận với Quốc hội nước này rằng họ không có thông tin về việc NSA hay các cơ quan tình báo khác của Mỹ do thám kinh tế ở nước này. Tuy nhiên sau đó, hàng loạt những thông tin được báo chí tiết lộ đã gây áp lực với chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, yêu cầu nhà lãnh đạo Đức phải công khai về quy mô hợp tác thực sự giữa tình báo Đức và Mỹ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.