Đức cân nhắc vụ tiêu hủy vũ khí Syria

Đức cân nhắc tham gia tiêu hủy vũ khí hóa học Syria

Bộ Ngoại giao Đức ngày 12/2 xác nhận Berlin đang cân nhắc tham gia công tác tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria ở Địa Trung Hải.

Bộ Ngoại giao Đức ngày 12/2 xác nhận Berlin đang cân nhắc tham gia công tác tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria ở Địa Trung Hải.

Trước đó, Đức đã đề xuất tiêu hủy một số vũ khí hóa học của Syria trên lãnh thổ quốc gia châu Âu này.

Phát biểu tại Berlin, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Martin Schäfer cho biết Berlin có thể tham gia tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria trên con tàu đặc chủng Cape Ray của Mỹ ở Địa Trung Hải. Cụ thể, Hải quân Đức có thể tham gia đảm bảo an ninh cho tàu khi phá hủy vũ khí.

Ông Schäfer nói: "Điều quan trọng là con tàu phải được hoạt động trong một khu vực an toàn để tiến hành công việc nguy hiểm và khó khăn về kỹ thuật này. Chúng tôi đang cân nhắc có thể tiến hành hộ tống và bảo vệ con tàu Mỹ như thế nào."

Tuy nhiên, ông Schäfer không cho biết cụ thể số lượng vũ khí hay thời điểm có thể bắt đầu tiến hành hoạt động này. Báo chí Đức đưa tin nước này có thể triển khai một khinh hạm tới Địa Trung Hải để tham gia sứ mệnh trên. Mặc dù vậy, để có thể tiến hành, sứ mệnh này cần được quốc hội Đức ủng hộ.

Trước đó, Berlin đã đề xuất tiến hành hủy vũ khí hóa học của Syria trên lãnh thổ Đức, có thể tại một công ty của nhà nước ở Munster, bang Niedersachsen.

Theo yêu cầu của Liên hợp quốc, chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải tiến hành phá hủy tất cả các tác nhân chiến tranh hóa học trước tháng 6/2014 nhưng việc loại bỏ các chất độc, như sarin và khí độc, đang tiến triển chậm chạp.

Chính quyền Assad vẫn cam kết tuân thủ thời hạn chót vào tháng Sáu tới, dù bị ảnh hưởng bởi những vấn đề an ninh do cuộc xung đột hiện nay./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.