Điều tra vụ nghe lén

Đức: Đảng SPD yêu cầu lập ban điều tra vụ nghe lén

Nghị sỹ Đức Oppermann đề nghị để Edward Snowden làm nhân chứng và trình bày các thông tin về vụ nghe lén trước Quốc hội Đức.
Theo báo Tấm gương của Đức ngày 27/10, đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) đã yêu cầulập một ủy ban điều tra các vấn đề liên quan Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA),sau những cáo buộc cơ quan mật vụ Mỹ này nghe lén điện thoại di động của Thủtướng Angela Merkel.

Lãnh đạo ban tổ chức nhóm nghị sỹ SPD trong Quốc hội Thomas Oppermann ngày 26/10khẳng định: "Việc thành lập một ủy ban điều tra NSA là điều cần thiết nhằm táithiết lập niềm tin trong bảo vệ vấn đề riêng tư."

Nghị sỹ Oppermann, đồng thời là Chủ tịch Ban Kiểm soát tình báo ở Quốc hội, cũngđề nghị để cựu điệp viên Mỹ Edward Snowden làm nhân chứng và trình bày các thôngtin liên quan trước Quốc hội Đức.

Ông khẳng định "nhân chứng rất có giá trị này sẽ không bị đưa tới Mỹ trongtrường hợp tới Đức."

Trong khi đó, thủ lĩnh nhóm nghị sỹ đảng Xanh ở Quốc hội, bà KatrinGoring-Eckardt cũng yêu cầu Quốc hội Đức thảo luận về vụ việc trên, đồng thờixác định mức độ nắm thông tin của cơ quan tình báo Đức.

Theo các nguồn tin mới nhất mà báo Tấm gương có được, điện thoại di động của bàMerkel có thể đã bị NSA theo dõi từ năm 2002, thậm chí các nhân viên NSA và Cơquan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Đại sứ quán Mỹ ở Berlin, toạ lạc ở địađiểm chỉ cách Phủ Thủ tướng Đức chừng 1km, đã tiến hành theo dõi toàn bộ thôngtin liên lạc ở khu nhà Chính phủ Đức nhờ một hệ thống ăngten tối tân được lắpđặt ở sứ quán này.

Ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Berlin, hệ thống ăngten này còn được lắp đặt ở Tổng Lãnhsự quán Mỹ ở thành phố Frankfurt/Main.

Trong khi giải thích với Thủ tướng Đức Merkel về các cáo buộc trên, Tổng thốngMỹ Barack Obama khẳng định ông không hề hay biết về các thông tin nghe lén, vànếu biết, ông đã ra lệnh ngừng ngay việc đó./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.