Đức điều chỉnh ngân sách quốc phòng để đáp ứng mục tiêu của NATO

Trả lời họp báo chung với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại thủ đô Berlin, Thủ tướng Olaf Scholz nêu rõ Đức đã nhất trí về mục tiêu 2% GDP và sẽ đạt được mục tiêu này từ năm 2024.
Đức điều chỉnh ngân sách quốc phòng để đáp ứng mục tiêu của NATO ảnh 1Đức cam kết chi khoảng 54,5 tỷ USD cho quốc phòng trong năm 2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/11 cho biết chính phủ sẽ điều chỉnh ngân sách quốc phòng nhằm đảm bảo nước này đáp ứng mức chi tiêu quân sự 2% GDP do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đề ra.

Ông Scholz nhấn mạnh các quy trình mua sắm trang thiết bị quân sự chỉ có thể được lên kế hoạch và thực hiện một cách bền vững nếu quân đội được nhận đủ nguồn ngân sách. 

Trước đó, trả lời họp báo chung với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại thủ đô Berlin, Thủ tướng Scholz nêu rõ Đức đã nhất trí về mục tiêu 2% GDP và sẽ đạt được mục tiêu này từ năm tới.

NATO đã bắt đầu tăng mạnh ngân sách quốc phòng từ trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Wales năm 2014, các nhà lãnh đạo NATO quy định tất cả các thành viên chi từ 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.

Hiện Mỹ là quốc gia chi tiêu quốc phòng nhiều nhất trong NATO, với 877 tỷ USD, tức là khoảng 3% GDP. Tiếp theo là Vương quốc Anh.

Nước này đặt mục tiêu chi khoảng 68,5 tỷ USD cho quốc phòng trong năm 2023 và cam kết tăng chi tiêu thêm 6 tỷ USD trong 2 năm tới, ngay cả khi Vương quốc Anh đang bên bờ vực suy thoái và đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt chưa từng có kể từ những năm 1970.

[Đức dự kiến chi quốc tiêu quốc phòng kỷ lục trong năm 2024]

Chi tiêu quốc phòng của Đức lớn thứ 3 trong số các thành viên NATO. Nước này cam kết chi khoảng 54,5 tỷ USD trong năm 2023 và dự kiến tăng 10,9 tỷ USD vào năm 2024.

Theo sau là Pháp, Italy, Ba Lan, Canada, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha - lần lượt chi tương đương 42,8 tỷ USD, 30,3 tỷ USD, 22,5 tỷ USD, 21,4 tỷ USD, 18,1 tỷ USD, 15,9 tỷ USD và 13,1 tỷ USD cho quốc phòng trong năm nay.

Hầu hết các quốc gia này đã dự kiến tăng chi tiêu quốc phòng do lo ngại các mối đe dọa từ bên ngoài, cũng như theo các cam kết với NATO./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.