Đức: Đối thủ của Thủ tướng Merkel chiến thắng trong bầu lãnh đạo SPD

Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) cho biết ông Norbert Walter-Borjans và liên danh tranh cử Saskia Esken đã giành được khoảng 53% phiếu bầu của các đảng viên.
Đức: Đối thủ của Thủ tướng Merkel chiến thắng trong bầu lãnh đạo SPD ảnh 1Ông Norbert Walter-Borjans và liên danh tranh cử Saskia Esken. (Nguồn: Reuters)

Theo Reuters, hai đối thủ trong liên minh bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 30/11 đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử các vị trí lãnh đạo của đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), làm dấy lên nghi vấn về tương lai của chính phủ nước này.

SPD cho biết, ông Norbert Walter-Borjans và liên danh tranh cử Saskia Esken đã giành được khoảng 53% phiếu bầu của các đảng viên. Hai ứng cử viên này đã khẳng định là muốn đàm phán lại thỏa thuận liên minh nhằm tập trung nhiều hơn cho công bằng xã hội và đầu tư.

Đối thủ của hai ông này là Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz, người liên danh tranh cử với ứng viên Klara Geywitz từ Đông Đức, giành được khoảng 45% số phiếu trong SPD. Một hội nghị của đảng sẽ được tổ chức vào tuần tới nhằm thông qua kết quả bỏ phiếu này.

[Đức: Lãnh đạo CDU bác xuất đàm phán lại thỏa thuận liên minh]

Phát biểu sau khi có kết quả kiểm phiếu sơ bộ, ông Borjans cho rằng SPD chưa phải lựa chọn ngay lập tức giữa việc rời khỏi liên minh bảo thủ của bà Merkel hay ở lại lâu dài.

Trao đổi với đài truyền hình Phoenix, ông Borjans nêu rõ: “Chúng tôi đã luôn khẳng định rằng điều này không chỉ là việc liệu chúng tôi sẽ rời bỏ liên minh ngay lập tức hay ở lại lâu dài”. Ông chỉ rõ muốn thấy chính sách nào sẽ được đảng của bà Merkel thực thi và chính sách nào thì không.

Tổng thư ký đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của Đức theo đường lối bảo thủ, ông Paul Ziemiak ngày 30/11 cho biết CDU mong muốn hợp tác với các lãnh đạo mới của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong liên minh liên bang của họ.

Ông Ziemiak tuyên bố: “Chúng tôi mong muốn quản trị tốt nước Đức. Chúng tôi đã kiến tạo một nền tảng cho việc này giữa đảng bảo thủ và SPD. Không gì có thể thay đổi nền tảng đó"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.