Đức-Hà Lan ký thỏa thuận giải quyết tranh chấp biên giới

Đức và Hà Lan đã chính thức chấm dứt những tranh chấp với khu vực biên giới chung ở Biển Bắc khi đạt thỏa thuận giải quyết dứt điểm mối bất đồng từ nhiều thập kỷ.
Đức-Hà Lan ký thỏa thuận giải quyết tranh chấp biên giới ảnh 1Khu vực tranh chấp giữa Đức và Hà Lan. (Nguồn: Wikipedia)

Đức và Hà Lan ngày 24/10 đã chính thức chấm dứt những tranh chấp đối với khu vực biên giới chung ở Biển Bắc khi Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và người đồng cấp Hà Lan Bert Koenders thỏa thuận giải quyết dứt điểm mối bất đồng tồn tại từ nhiều thập kỷ này.

Khu vực tranh chấp được phía Đức gọi là Đông Frisia (Ostfriesland) thuộc bang Niedersachsen trong khi phía Hà Lan gọi là Tây Frisia.

Hai Ngoại trưởng Đức và Hà Lan đã gặp nhau tại thị trấn Emden mà Hà Lan gọi là Delfzijl, nơi có dòng sông Ems đổ ra Vịnh Dollart tranh chấp giữa hai nước, và ký thỏa thuận giữ nguyên hiện trạng mơ hồ của khu vực, đồng thời hai bên cùng có trách nhiệm khai thác, quản lý khu vực này.

Lễ ký kết được tiến hành một cách biểu tượng trên một con tàu nằm ở khu vực giữa hai nước.

Thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, giúp giải quyết những khúc mắc từ lâu giữa hai bên.

Khu vực này lâu nay là vùng tranh chấp giữa ngư dân Đức và Hà Lan. Người dân Hà Lan thì phản đối công viên gió ngoài khơi Borkum Riffgat trị giá 450 triệu euro của Công ty năng lượng EWE (Đức), trong khi người dân Đức lại phản đối nhà máy điện than ở Delfzijl của Hà Lan, cho rằng nhà máy này gây ô nhiễm cho sông Ems, Vịnh Dollart cũng như làm giảm hiệu quả khai thác du lịch trong vùng.

Thậm chí, chính quyền bang Niedersachsen của Đức cũng phản đối nhà máy này.

Tuy nhiên, thỏa thuận được Ngoại trưởng hai nước ký kết đã dẹp bỏ mọi tranh chấp, ít nhất là về mặt ngoại giao. Trách nhiệm của hai bên cũng được xác định rõ trong thỏa thuận./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.