Đức lên kế hoạch bổ sung tiền mua vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine

Thông tin từ tờ BILD cho biết Bộ Quốc phòng Đức đã yêu cầu Chính phủ bổ sung 3,8 tỷ euro để mua vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp ở Berlin hồi tháng Năm năm ngoái. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp ở Berlin hồi tháng Năm năm ngoái. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nước phương Tây, trong đó có Đức, đã cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Kiev kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.

Hiện Berlin cũng đang lên kế hoạch tăng viện trợ quân sự cho Ukraine.

Thông tin từ tờ BILD cho biết Bộ Quốc phòng Đức đã yêu cầu Chính phủ bổ sung 3,8 tỷ euro để mua vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine.

Như vậy, với 7,1 tỷ euro đã phân bổ cho năm 2024, Bộ Quốc phòng Đức đặt mục tiêu nâng tổng viện trợ quân sự cho Kiev trong năm nay lên gần 11 tỷ euro.

Trước đó, tờ BILD đưa tin: “Số tiền này cũng sẽ được sử dụng để trang bị bổ sung vũ khí mà quân đội Đức đã cung cấp cho quân đội Ukraine.”

Điều này có nghĩa là số tiền này sẽ được sử dụng để mua vũ khí mới cho quân đội Đức nhằm thay thế những vũ khí đã cung cấp cho Ukraine từ kho dự trữ hiện có.

Trong số 7,1 tỷ euro đã phân bổ, hầu hết các khoản đều đã được lên kế hoạch. Số tiền này được Bộ Quốc phòng cho là không đủ.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã thảo luận về nhu cầu chi tiêu bổ sung với Thủ tướng Olaf Scholz và Bộ trưởng Tài chính Lindner.

BILD cho biết thêm: “Các khoản chi tiêu ngoài ngân sách sẽ được trình lên Quốc hội Đức để phê duyệt vào tháng 6/2024.”

Theo kế hoạch, trong năm 2025, Bộ Quốc phòng Đức dự định ngân sách chi kỷ lục lên tới 15 tỷ euro viện trợ quân sự cho Kiev./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.