Đức muốn kích hoạt “điều khoản đoàn kết” của EU để chống dịch COVID-19

Ngoại trưởng Đức cho biết việc kích hoạt nhằm tăng phản ứng của EU đối với sự lây lan của virus SARS-CoV-2 thông qua các biện pháp cụ thể, cung cấp năng lực vật chất và con người trong EU.
Đức muốn kích hoạt “điều khoản đoàn kết” của EU để chống dịch COVID-19 ảnh 1Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm virus corona tại một bệnh viện ở Berlin, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại cuộc họp với các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/3 tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã đề xuất với các đồng nghiệp về việc kích hoạt “điều khoản đoàn kết” trong các hiệp ước EU nhằm chống lại khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Bộ trưởng Maas cho biết mục đích của việc kích hoạt “điều khoản đoàn kết” là tăng cường phản ứng của EU đối với sự lây lan của virus SARS-CoV-2 thông qua các biện pháp cụ thể, cung cấp năng lực vật chất và con người trong EU.

“Điều khoản đoàn kết” thuộc Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu. Mục tiêu của nó là đảm bảo EU nói chung hỗ trợ đối với các quốc gia thành viên nhanh chóng, hiệu quả và nhất quán trong trường hợp xảy ra các cuộc tấn công khủng bố và thiên tai.

[Các nước EU lần đầu tiên được tự do chi tiêu chống dịch COVID-19]

Trong diễn biến liên quan đến dịch bệnh COVID-19, Pháp và Trung Quốc đã nhất trí sự cần thiết phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp lãnh đạo Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để xây dựng biện pháp ứng phó mang tầm cỡ quốc tế đối với đại dịch COVID-19.

Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết Tổng thống Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được sự nhất trí trên trong cuộc điện đàm vào ngày 22/3.

Lãnh đạo hai nước nhất trí cho rằng một cuộc họp cấp cao của nhóm G20 sẽ rất hữu ích cho mặt trận y tế và mặt trận kinh tế trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 hiện nay.

Tuần trước, Saudi Arabia - nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của G20, đã kêu gọi tiến hành hội nghị trực tuyến khi thị trường tài chính toàn cầu chảo đảo, kinh tế các nước trượt dốc và đang trên đà rơi vào suy thoái do các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.