Đức: Quân đội chung nên đặt dưới quyền kiểm soát của Nghị viện châu Âu

Bộ trưởng Tư pháp Đức Katarina Barley đã đưa ra sáng kiến về cơ chế hoạt động của một lực lượng quân đội chung châu Âu, theo đó lực lượng này sẽ thuộc quyền kiểm soát của Nghị viện châu Âu.
Đức: Quân đội chung nên đặt dưới quyền kiểm soát của Nghị viện châu Âu ảnh 1Các binh sỹ Pháp. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 2/4, Bộ trưởng Tư pháp Đức Katarina Barley đã đưa ra sáng kiến về cơ chế hoạt động của một lực lượng quân đội chung châu Âu, theo đó lực lượng này sẽ thuộc quyền kiểm soát của Nghị viện châu Âu.

Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn trên trang mạng Politico cho biết Bộ trưởng Barley - đồng thời là ứng viên của đảng Dân chủ Xã Hội Đức (SPD) trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng Năm tới, khẳng định lực lượng quân đội chung châu Âu cần phải được ràng buộc vào lá phiếu của Nghị viện châu Âu.

Theo bà Barley, tại Đức, việc triển khai quân đội nước này đều cần phải có sự đồng ý của Quốc hội Liên bang. Do đó, việc thiết lập một cấu trúc tương tự ở Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần một Ủy ban quốc phòng trong Nghị viện châu Âu.

Bộ trưởng Barley cũng cho ràng xây dựng trụ sở quân đội châu Âu, bầu chọn một ủy viên châu Âu phụ trách quốc phòng và một tổng tư lệnh sẽ là những bước khả thi, hướng tới mục tiêu thành lập lực lượng quân đội chung châu Âu.

Ngoài ra, bà Barley khẳng định điều quan trọng là quân đội chung châu Âu cần phải được xây dựng dựa trên kinh nghiệm hợp tác quân sự giữa các nước thành viên EU như lữ đoàn Pháp-Đức hay tiểu đoàn xe tăng Hà Lan-Đức.

[Nhiều nước châu Âu phản đối ý tưởng thành lập quân đội chung]

Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã đưa ra lời kêu gọi rõ ràng về việc thành lập một quân đội chung trong tương lai. Đây được xem là một động thái đáp trả đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông gọi đề xuất của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về kế hoạch này là một sự "xúc phạm".

Lời kêu gọi trên được Thủ tướng Merkel đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ tiếp tục chỉ trích người đứng đầu Điện Elysee về kế hoạch thành lập một quân đội châu Âu, một đề xuất Washington lo ngại rằng có thể phủ bóng lên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tháng 11/2018, Tổng thống Pháp Macron đã kêu gọi xây dựng "một quân đội châu Âu thực sự" để bảo vệ chính mình, đồng thời cho rằng EU cần giảm bớt sự phụ thuộc vào sức mạnh của Mỹ, đặc biệt sau khi Tổng thống Trump tuyên bố ý định rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.