Đức truy bắt các đối tượng Hồi giáo cực đoan gốc Chechnya

Lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra và truy bắt các đối tượng tình nghi có tư tưởng Hồi giáo cực đoan gốc Chechnya tại các thành phố Berlin, Brandenburg, North Rhine-Westphalia và Thueringen.
Đức truy bắt các đối tượng Hồi giáo cực đoan gốc Chechnya ảnh 1Cảnh sát gác tại khu vực Dresden, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 14/1, Cảnh sát Đức đã tiến hành nhiều cuộc đột kích nhằm vào các tay súng tình nghi là phiến quân Hồi giáo trên cả nước với cáo buộc những đối tượng này đang âm mưu tiến hành một cuộc tấn công lớn.

Cơ quan công tố Berlin cho biết vì nghi có nguy cơ xảy ra hành động bạo lực nghiêm trọng gây nguy hiểm cho đất nước, lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra và truy bắt các đối tượng tình nghi có tư tưởng Hồi giáo cực đoan gốc Chechnya tại các thành phố Berlin, Brandenburg, North Rhine-Westphalia và Thueringen.

Nhà chức trách Đức đang cảnh giác cao độ trước các mối đe dọa từ các phần tử Hồi giáo cực đoan đối với quốc gia đông dân nhất châu Âu này vốn phải chịu nhiều cuộc tấn công trong vài năm trở lại đây.

[Đức bắt giữ một nghi can trao đổi vật liệu chế tạo bom khủng bố]

Cuộc tấn công đẫm máu nhất xảy ra tại Đức là vụ khủng bố bằng xe tải tại khu chợ Giáng sinh Breitscheidplatz hồi tháng 12/2016 khiến 12 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Kể từ đó, nhà chức trách Đức đã ngăn chặn 9 cuộc tấn công khủng bố khác được cho là có liên quan đến tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Mới đây nhất, cảnh sát thành phố Offenbach đã bắt giữ 3 đối tượng là nam giới hồi tháng 11/2019 vì tình nghi lên kế hoạch một vụ đánh bom dưới danh nghĩa Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Cũng trong tháng này, cảnh sát Đức đã bắt giữ 1 đối tượng người Syria, bị tình nghi đã trao đổi về vật liệu chế tạo bom thông qua một nhóm trên ứng dụng nhắn tin của người Hồi giáo với mục đích lên kế hoạch cho một vụ tấn công khủng bố.

Các cơ quan an ninh Đức ước tính có khoảng 11.000 phần tử Hồi giáo cực đoan tại Đức, khoảng 680 đối tượng được coi là đặc biệt nguy hiểm, tăng gấp 5 lần kể từ năm 2013. Trong số những đối tượng đặc biệt nguy hiểm này có khoảng 150 phần tử đã bị bắt vì nhiều tội danh khác nhau./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.