Đức và Pháp tổ chức bầu cử nghị viện châu Âu năm 2019

Cử tri hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu và cũng là hai thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) Đức và Pháp đã bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử nghị viện châu Âu (EP).
Đức và Pháp tổ chức bầu cử nghị viện châu Âu năm 2019 ảnh 1Cử tri đi bỏ phiếu bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) 2019 tại một điểm bỏ phiếu ở Remire-Montjoly, vùng lãnh thổ Guiana thuộc Pháp, ngày 25/5. (Nguồn: AFP)

Cử tri hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu và cũng là hai thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) Đức và Pháp đã bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử nghị viện châu Âu (EP). Các điểm bỏ phiếu ở các hai nước mở cửa từ 7 giờ sáng (khoảng 13 giờ - giờ Hà Nội).

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, là quốc gia lớn nhất châu Âu cả về dân số và quy mô nền kinh tế, Đức được phân bổ nhiều ghế nhất tại EP. Năm nay, có tổng cộng 41 đảng tại Đức tham gia chạy đua giành 96 ghế.Tuy nhiên, cử tri Đức cũng không mấy hào hứng với cuộc bầu cử khu vực này.

Mặc dù về lý thuyết, nước Đức sẽ có gần 61 triệu cử tri đi bỏ phiếu, song trong 4 cuộc bầu cử châu Âu gần đây, tỷ lệ cử tri Đức đi bỏ phiếu luôn ở mức dưới 50%, cho thấy người dân Đức không còn dành nhiều sự quan tâm đến các vấn đề mang tính khu vực. Đặc biệt hơn, thăm dò trước bầu cử chỉ ra rằng, phần đông cử tri vẫn do dự, chưa quyết định bầu cho đảng nào.

Tại Pháp, 34 đảng sẽ tham gia tranh cử, và các cuộc thăm dò đang cho thấy đảng có xu hướng hoài nghi EU của bà Marine Le Pen có thể giành được nhiều sự ủng hộ hơn đảng cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron. Tuy nhiên, trước đó, tại Hà Lan và Ireland, kết quả bầu cử đều gây bất ngờ khi các đảng thân châu Âu giành chiến thắng.

Ngoài Đức và Pháp, cử tri 19 nước EU cũng đi bỏ phiếu trong ngày 26/5. Trước đó, từ ngày 23-25/5, Hà Lan, Anh, Ireland, Malta, Slovakia, Latvia và Cộng hòa Séc đã tổ chức cuộc bầu cử EP./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.