Đụng độ nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát tại Bỉ, Anh

Tại Bỉ, nhiều đối tượng gây rối và tội phạm đã cố tình khiêu khích cảnh sát và đập phá các cửa hàng trên đường phố, trong khi tại Anh hàng chục nghìn người cũng đổ ra đường tham gia biểu tình.
Đụng độ nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát tại Bỉ, Anh ảnh 1Người biểu tình giơ cao khấu hiệu và pháo sáng tại Quảng trường Nghị viện London trong một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc sáng 7/6.(Nguồn: Reuters)

Ngày 7/6, đụng độ đã nổ ra giữa cảnh sát và đám đông người biểu tình phản đối bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc tại thủ đô các nước Bỉ và Anh.

Phóng viên TTXVN thường trú tại Brussels cho biết cảnh sát liên bang đã tiến hành 150 vụ bắt giữ sau cuộc biểu tình có khoảng 10.000 người tham gia biểu tình tại khu vực trung tâm thủ đô.

Thị tưởng Brussels, ông Philippe Close cho biết nhiều đối tượng gây rối và tội phạm đã cố tình khiêu khích cảnh sát và đập phá các cửa hàng trên đường phố.

Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông và bắt giữ những kẻ phá hoại.

Thị trưởng Brussels tuyên bố tòa án sẽ xử các đối tượng trên một cách nghiêm khắc thông qua cơ chế phạt hành chính.

Dự kiến trong ngày 8/6, Thị trưởng Close sẽ tiếp những thương nhân có cửa hàng bị thiệt hại và thỏa thuận bồi thường sớm nhất có thể.

[Biểu tình chống kỳ thị chủng tộc lan rộng ở Mỹ, châu Âu và Bắc Phi]

Cùng ngày, đụng độ cũng đã nổ ra tại trung tâm thủ đô London của Anh, sau khi hàng chục nghìn người đổ ra đường tham gia cuộc biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc.

Theo đó, một nhóm người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài khuôn viên Bộ Ngoại giao, sau khi một người đàn ông bị cảnh sát bắt tại đây.

Hôm 6/6, đã có 14 cảnh sát bị thương trong các cuộc biểu tình ở London, khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát kỵ binh gần văn phòng Thủ tướng Boris Johnson trên Phố Downing.

Tối cùng ngày, Thủ tướng Johnson đã tweet rằng các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Anh đang bị "biến tướng bởi nạn côn đồ," cảnh báo những đối tượng có trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm.

Cũng trong ngày 7/6, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel đã kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình trên cả nước sau tình trạng đụng độ bạo lực ở London cũng như việc một bức tượng của nhà buôn nô lệ thế kỷ 17 Edward Colston bị người biểu tình kéo đổ ở Bristol.

Theo bà, mức độ bạo lực kinh khủng xảy ra trong ngày 6/6 là không thể chấp nhận được.

Bà Patel cũng cho rằng người biểu tình đang có nguy cơ làm đại dịch COVID-19 lan rộng và khiến cơ quan y tế công của Anh gặp nhiều rủi ro./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.