EDA: Châu Âu không nên phụ thuộc vào Mỹ để ứng phó với các mối đe dọa

Báo cáo năm 2020 của Nghị viện châu Âu đã chỉ ra EU có thể gặp khó khăn trong triển khai các chiến lược phòng thủ do thiếu nguồn cung một số thiết bị quan trọng như máy bay trinh sát, tên lửa...
EDA: Châu Âu không nên phụ thuộc vào Mỹ để ứng phó với các mối đe dọa ảnh 1Binh sỹ Ba Lan và binh sỹ Mỹ tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Mariusz Blaszczak và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Warsaw, ngày 18/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 16/12, Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA) khuyến nghị các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nên tăng cường thực hiện các dự án mua sắm quốc phòng chung, đồng thời không nên phụ thuộc vào quốc gia khác, cụ thể là Mỹ, trong ứng phó với các mối đe dọa. 

Giám đốc điều hành của EDA - cơ quan của EU có nhiệm vụ hỗ trợ các nước thành viên phát triển năng lực quân sự, ông Jiri Sedivy cho biết cơ quan này đang đàm phán với các công ty sản xuất vũ khí châu Âu về tăng công suất cũng như hối thúc các quốc gia thành viên nên tham gia các dự án mua sắm chung khí tài quân sự.

Quan chức này nhấn mạnh việc phụ thuộc vào các nước khác có thể khiến châu Âu bị động trong đảm bảo các khí tài quân sự, nhất là trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối đe dọa, trong đó có khủng bố. 

[EU đầu tư gần 1 tỷ euro tăng cường năng lực quốc phòng]

Các nước thành viên EDA cũng đã chi nhiều tiền hơn cho các dự án mua sắm chung, tăng từ 11% lên 18%, nhưng vẫn thấp hơn nhiều mức mục tiêu 35%.

EDA cho biết chi tiêu quốc phòng của EU đã vượt mức 200 tỷ euro lần đầu tiên vào năm 2021, tương đương 1,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 26 quốc gia thành viên EDA.

Mức chi tiêu này tăng 6% so với năm trước đó, cũng là mức tăng mạnh nhất kể từ khi châu Âu bắt đầu thúc đẩy chi tiêu quân sự vào năm 2015.

Báo cáo năm 2020 của Nghị viện châu Âu đã chỉ ra EU có thể gặp khó khăn trong triển khai các chiến lược phòng thủ do thiếu nguồn cung một số thiết bị quan trọng như máy bay trinh sát, tên lửa phòng thủ tầm trung, tàu đổ bộ và tàu ngầm...

Thành lập vào năm 2004, nhiệm vụ chính của EDA là hỗ trợ và tạo điều kiện hợp tác quốc phòng ở châu Âu. Trừ Đan Mạch, tất cả các quốc gia còn lại trong EU là thành viên của EDA./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.