EU cấm vận, Pháp vẫn bán tàu chiến Mistral cho Nga

Thương vụ bán tàu chiến Mistral cho Nga bắt đầu từ năm 2011, với mỗi chiếc trị giá 1 tỷ euro, khiến NATO và các đồng minh của Pháp trong Liên minh châu Âu tỏ ý không hài lòng.
EU cấm vận, Pháp vẫn bán tàu chiến Mistral cho Nga ảnh 1Mistral là mẫu tàu chiến lớn thứ hai trong Hải quân Pháp, giống như một căn cứ quân sự trên biển. (Nguồn: AFP)

Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 6/3 tuyên bố thương vụ bán tàu chiến hiện đại Mistral cho Nga vẫn tiếp tục diễn ra, bất chấp việc phương Tây và Nga bất đồng quan điểm về vấn đề nước cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine. 

Thương vụ bán tàu chiến Mistral cho Nga bắt đầu từ năm 2011, với mỗi chiếc trị giá 1 tỷ euro, khiến NATO và các đồng minh của Pháp trong Liên minh châu Âu tỏ ý không hài lòng.


Tuy nhiên ông Hollande, người cũng có mặt ở Brussels tham dự hội nghị thượng đỉnh của EU để xử lý cuộc khủng hoảng Ukraine, nói rằng Pháp vẫn cam kết chuyển giao các con tàu.

"Chúng tôi tôn trọng các hợp đồng đã ký" - Hollande nói - "Chúng tôi không ở giai đoạn đó (tạm ngưng hợp đồng) và chúng tôi hy vọng sẽ tránh không phải đi tới giai đoạn đó" - ông nói.

Mistral là mẫu tàu chiến lớn thứ hai trong Hải quân Pháp, giống như một căn cứ quân sự trên biển. Nó có thể vận chuyển theo 16 chiếc trực thăng vũ trang, 4 xuồng đổ bộ, 13 xe tăng chủ lực và hàng trăm quân nhân.

Các chuyên gia coi việc thêm Mistral vào đội tàu chiến của Nga là một bước nhảy vọt, giúp Kremlin có khả năng nhanh chóng dùng vũ lực chết người khi cần.

Con tàu chiến đầu tiên, được cho là mang tên Vladivostok, đã hạ thủy ở phía Tây Pháp trong năm ngoái và sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga trong tháng 10. Chiếc thứ 2 vẫn đang được đóng.

Pháp và Đức đều đối mặt với nguy cơ bị chỉ trích do muốn đối thoại và thương thuyết với Moskva trước thay vì triển khai cấm vận.

Các nhà quan sát cho rằng các thỏa thuận kinh tế béo bở, như việc mua Mistral, là lý do khiến những nước này hành xử mềm dẻo với Nga, thay vì lời kêu gọi cần cứng rắn hơn do nhiều nước Đông Âu đưa ra.

Sau 6 giờ đàm phán trong ngày 6/3, các lãnh đạo 28 nước trong Liên minh châu Âu đã đồng tình triển khai các hoạt động cấm vận gồm ba bước, bắt đầu bằng việc ngừng hoạt động đàm phán nới lỏng cấp visa cho các công dân Nga, cũng như các cuộc thảo luận về một hiệp ước kinh tế mới.

Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng nước này sẽ xem xét lại hoạt động bán vũ khí cho Nga./.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.