Đây được xem là những biện pháp có thể giúp các nước thành viên EU tránh thấtthoát tiền thuế trong bối cảnh kinh tế suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt,đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty năng lượng EU trước sựbùng nổ năng lượng đá phiến ở Bắc Mỹ.
[EU thất thoát hàng nghìn tỷ euro tiền thuế mỗi năm]
Thông báo đưa ra sau khi kết thúc hội nghị cho biết lãnh đạo EU nhất trí với cơchế tự động trao đổi thông tin ngân hàng giữa các nước thành viên về các tàikhoản tiết kiệm cá nhân và chính sách này phải được các nước EU thông qua trướccuối năm nay.
EU sẽ thương lượng với Thụy Sĩ và bốn quốc gia khác có cơ chế bảo mật ngân hàngnghiêm ngặt nhưng áp dụng mức thuế thấp, trong đó có Monaco và Liechtensteinnhằm đảm bảo các nước này không được hưởng lợi thế trong "sân chơi" thuế.
Các nhã lãnh đạo cũng đồng ý xem xét lại các quy định về đăng ký đối với cáccông ty đa quốc gia, cũng như các biện pháp chống rửa tiền. Theo ước tính, mỗinăm nạn trốn thuế gây thiệt hại cho EU khoảng 1.000 tỷ euro, đương đương ngânsách của cả khối chi cho lĩnh vực y tế.
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đánh giáhội nghị đã đạt bước đột phá, thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnhđạo không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới trên mặt trận chống gian lận thuế.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định thỏa thuận về thuế đạt được tại hội nghị lầnnày "hạn chế" hơn rất nhiều so với thỏa thuận do Mỹ môi giới với các đối tácquốc tế trong năm 2010.
Tổ chức Oxfam cho rằng với kết quả này, EU đã phát tín hiệu thúc đẩy sự minhbạch trong hệ thống nhân hàng, nhưng không đưa ra được "danh sách đen" các thiênđường trốn thuế, cũng như các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân và tổ chức cóhành vi gian lận thuế.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso thừa nhận ông muốn hội nghị cómột kết quả rõ ràng hơn.
Về vấn đề năng lượng, lãnh đạo EU nhất trí thiết lập một thị trường hoàn toànthống nhất, tăng cường đầu tư, đa dạng hóa các nguồn năng lượng và cải thiệnhiệu quả sử dụng.
Ông Rompuy cho biết lãnh đạo EU nhận thức rõ năng lượng lâu bền và sử dụng đượclà "chìa khóa" để duy trì hoạt động của các nhà máy và việc làm ở châu Âu.
Chủ tịch EP Martin Schulz cho biết giá năng lượng tăng là một vấn đề nghiêmtrọng, thách thức khả năng cạnh tranh của các công ty EU trước các công ty Mỹ.
Ông nhấn mạnh nếu EU không hành động thì khu vực này sẽ tiếp tục phụ thuộc vàocác nước thứ ba về năng lượng, trong khi chính sách năng lượng mới giúp thúc đẩytăng trưởng, cải thiện khả năng cạnh tranh và đem lại nhiều việc làm.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc văn bản kết thúc hội nghị không đề cậptrực tiếp tới năng lượng đá phiến cho thấy mức độ nhạy cảm của việc phát triểnnguồn năng lượng này./.