EU đưa “Booking.com” vào danh sách giám sát nghiêm ngặt

Ngày 13/5, Liên minh châu Âu (EU) bổ sung nhà cung cấp dịch vụ đặt phòng du lịch Booking.com, đăng ký tại Hà Lan, vào danh sách các công ty công nghệ lớn chịu quy định quản lý nghiêm ngặt hơn.

(Nguồn: Vietnam+)
(Nguồn: Vietnam+)

Ngày 13/5, Liên minh châu Âu (EU) bổ sung nhà cung cấp dịch vụ đặt phòng du lịch Booking.com, đăng ký tại Hà Lan, vào danh sách các công ty công nghệ lớn chịu quy định quản lý nghiêm ngặt hơn.

Trang mạng đặt phòng phổ biến toàn cầu Booking.com, thuộc sở hữu của công ty Booking Holdings có trụ sở tại Mỹ, có 6 tháng để chuẩn bị cho việc áp dụng các quy định của Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA).

Booking.com chiếm tới 60% thị phần đặt phòng trực tuyến ở EU. Ủy viên châu Âu phụ trách thị trường nội khối, Thierry Breton, cam kết EU sẽ nỗ lực đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ này tuân thủ các nghĩa vụ theo DMA trong vòng 6 tháng tới.

Trước đó, EU đã đưa 6 công ty vào diện “người gác cổng” phải tuân thủ DMA gồm Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Meta, Microsoft và ByteDance (công ty mẹ của TikTok).

DMA nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường kỹ thuật số, đảm bảo người dùng ở EU có thêm các lựa chọn khi tìm kiếm các sản phẩm như trình duyệt web và các công cụ tìm kiếm.

DMA cũng yêu cầu các công ty thông báo cho Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành EU, trước khi sáp nhập các công ty khác, bất kể quy mô, để ngăn chặn nguy cơ độc quyền.

Năm 2023, EC từng chặn thương vụ sáp nhập Booking.com và eTraveli, một đại lý du lịch trực tuyến có quy mô nhỏ hơn, do lo ngại việc sáp nhập dẫn tới tình trạng tăng giá đối với người tiêu dùng.

Với DMA, EU có thể áp mức phạt lên tới 10% tổng doanh thu toàn cầu của công ty vi phạm.

Mức phạt được nâng lên 30% đối với các công ty vi phạm nhiều lần và thậm chí EU có thể yêu cầu tách các công ty nếu xác định trường hợp là vi phạm nghiêm trọng. EU đã điều tra Apple, Google và Meta theo quy định mới của DMA./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.