EU hỗ trợ Serbia 165 triệu euro đối phó với khủng hoảng năng lượng

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen kêu gọi Serbia tham gia thỏa thuận về mua chung khí đốt tự nhiên của EU và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn cung khí đốt.
EU hỗ trợ Serbia 165 triệu euro đối phó với khủng hoảng năng lượng ảnh 1Chủ tịch von der Leyen đưa ra cam kết trên sau khi gặp Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. (Nguồn: Twitter)

Ngày 28/10, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) cam kết phân bổ 165 triệu euro (165 triệu USD) để hỗ trợ Serbia trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra.

Chủ tịch von der Leyen đưa ra cam kết trên sau khi gặp Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tại một công trường xây dựng cơ sở hạ tầng khí đốt gần thành phố Nis của Serbia.

Trong thông cáo báo chí, Văn phòng Tổng thống Serbia cho biết hai nhà lãnh đạo đã tham quan công trình xây dựng tại trạm khí đốt nối giữa Serbia-Bulgaria, dự kiến được hoàn thành vào tháng 9/2023.

Bà Von der Leyen kêu gọi Serbia tham gia thỏa thuận về mua chung khí đốt tự nhiên của EU và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn cung khí đốt.

[Serbia sẽ dừng nhập khẩu dầu của Nga từ cuối năm 2022]

Về phần mình, Tổng thống Vucic đánh giá cao việc EU đã phân bổ khoản hỗ trợ trị giá 500 triệu euro cho các nước khu vực Tây Balkan, liên quan đến đầu tư vào kết nối truyền tải điện giữa các quốc gia trong khu vực này và việc EU đồng tài trợ cho dự án xây dựng kết nối đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Serbia với Bulgaria.

Nhân dịp này, Tổng thống Vucic thông báo nước này đã tự đồng bộ hóa với chính sách thị thực của EU. Serbia được cấp tư cách ứng viên EU từ năm 2012 và đã tiến hành đàm phán gia nhập EU kể từ năm 2014.

EU lâu nay vẫn lo ngại về dòng người di cư vào các nước thành viên qua lãnh thổ Serbia, quốc gia có chế độ nhập cảnh ít khắt khe hơn so với các quốc gia thành viên EU.

Để giải quyết tình trạng này, EU đã kêu gọi Serbia và một số quốc gia Balkan khác có nguyện vọng gia nhập cần điều chỉnh chính sách thị thực phù hợp với chính sách của liên minh này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.