EU - Nhật Bản họp thượng đỉnh bàn về nhiều vấn đề quan trọng

Các nhà lãnh đạo dự kiến cũng sẽ thảo luận về các thách thức quốc tế khác và các vấn đề song phương, bao gồm hợp tác an ninh và quốc phòng thông qua Định hướng chiến lược mới và Đối tác kỹ thuật số.
EU - Nhật Bản họp thượng đỉnh bàn về nhiều vấn đề quan trọng ảnh 1Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio(Nguồn: Reuters.)

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 vào ngày 12/5 tại thủ đô Tokyo. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ nhóm họp với Thủ tướng nước chủ nhà Kishida Fumio. 

Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo EU với Thủ tướng Kishida, người vừa nhậm chức vào tháng 10/2021.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng đến cả EU và Nhật Bản. Đây là dịp để các nhà lãnh đạo nhắc lại cam kết của quan hệ đối tác EU-Nhật Bản nhằm hỗ trợ Ukraine, đồng thời cũng là cơ hội để làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương EU- Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực liên quan.

Các nhà lãnh đạo dự kiến cũng sẽ thảo luận về các thách thức quốc tế khác và các vấn đề song phương, bao gồm hợp tác an ninh và quốc phòng thông qua Định hướng chiến lược mới và Đối tác kỹ thuật số.

[Thủ tướng Nhật Bản triệu tập cuộc họp bàn về tình hình Ukraine]

Cuộc thảo luận giữa EU và Nhật Bản cũng sẽ bao gồm các chủ đề khác như thương mại, liên minh, mối quan hệ đối tác về kết nối và đổi mới, nghiên cứu.

Dự kiến sẽ có một cuộc họp báo chung giữa các nhà lãnh đạo EU và Nhật Bản. Ngoài ra, quan hệ đối tác kỹ thuật số EU-Nhật Bản sẽ được khởi động, với tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh.

Trong hoạt động bên lề hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel dự kiến ngày 13/5 sẽ đến Hiroshima thăm Bảo tàng tưởng niệm hòa bình quốc gia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.