EU nhất trí đóng góp thêm ngân sách viện trợ bổ sung cho Ukraine

Các Bộ trưởng Tài chính của EU đã nhất trí tài trợ bổ sung cho Ukraine thông qua việc đóng góp thêm vào ngân sách dài hạn dù một số nước có quan điểm khác biệt có khả năng sẽ chặn gói hỗ trợ này.
EU nhất trí đóng góp thêm ngân sách viện trợ bổ sung cho Ukraine ảnh 1Một cửa hàng bán đồ ăn gần những ngôi nhà đổ nát ở Irpin, gần thủ đô Kiev, Ukraine, ngày 8/1/2023. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Ngày 14/7, các Bộ trưởng Tài chính của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tài trợ bổ sung cho Ukraine thông qua việc đóng góp thêm vào ngân sách dài hạn, dù hiện giữa các nước vẫn đang tồn tại một số khác biệt về những khoản chi tiêu khác có nguy cơ gây trì hoãn hoặc chặn viện trợ dành cho Kiev.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Nadia Calvino cam kết, trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU của Tây Ban Nha, nước này sẽ nhanh chóng thúc đẩy để có được một khuôn khổ ổn định vào tháng 1/2024, đồng thời cũng sẽ đẩy mạnh hoàn thành thêm nhiều phần việc kỹ thuật để hỗ trợ cho Ukraine.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cũng ủng hộ tăng chi tiêu cho Ukraine.

[EU đạt thỏa thuận tăng cường sản xuất đạn dược viện trợ cho Ukraine]

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Ba Lan Magdalena Rzeczkowska lại muốn EU dành nhiều nguồn lực tài chính hơn cho các nước láng giềng của Ukraine vốn đã phải mở cửa đón dòng người tị nạn chạy trốn cuộc xung đột.

Theo lời của bà Rzeczkowska, nếu EU không tăng cường hỗ trợ cho các nước này, Warsaw sẽ phân tích tình hình để quyết định xem liệu có chặn gói hỗ trợ dành cho Ukraine hay không.

Hiện, một trong những ưu tiên của Ba Lan là xem xét hỗ trợ cho các quốc gia ở tuyến đầu tiếp nhận người tị nạn.

Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất từ nay đến năm 2027 sẽ tăng ngân sách EU thêm 66 tỷ euro (khoảng 74,11 tỷ USD).

Trong số này, ngân sách hỗ trợ Ukraine là 17 tỷ euro và cho vay là 33 tỷ euro. Số tiền còn lại sẽ được dành để trang trải các khoản thanh toán có lãi suất cao, chi cho chính sách di cư và thúc đẩy đầu tư nhiều hơn vào công nghệ quan trọng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.