EU phản đối Thổ Nhĩ Kỳ khoan thăm dò trong vùng đặc quyền của Cyprus

EU kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự kiềm chế và tôn trọng chủ quyền của Cộng hòa Cyprus trong vụ việc tranh chấp về việc khai thác năng lượng ngoài khơi Địa Trung Hải.
EU phản đối Thổ Nhĩ Kỳ khoan thăm dò trong vùng đặc quyền của Cyprus ảnh 1Một giàn khoan dầu khí. (Nguồn: euronews.com)

Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/5 kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự kiềm chế và tôn trọng chủ quyền của Cộng hòa Cyprus trong vụ việc tranh chấp về việc khai thác năng lượng ngoài khơi Địa Trung Hải.

Trong chuyến thăm đảo Cyprus ngày 20/5, ông Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán EU về việc Anh rời khối này, hay còn gọi là Brexit, đã tái khẳng định sự ủng hộ của khối đối với Cộng hòa Cyprus.

Trước đó, lãnh đạo EU đã gửi cho Thổ Nhĩ Kỳ một thông điệp nghiêm khắc tại Hội nghị thượng đỉnh ở Romania hồi đầu tháng.

[Mỹ quan ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ thăm dò dầu khí ngoài khơi CH Cyprus]

Trả lời báo chí tại thủ đô Nicosia của Cộng hòa Cyprus, ông Barnier tuyên bố EU bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ về ý định tiến hành các hoạt động khoan thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Cộng hòa Cyprus. Ông nói thêm, EU khẩn thiết kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự kiềm chế, tôn trọng chủ quyền của Cộng hòa Cyprus... và kiềm chế mọi hành động phi pháp như vậy.

Quan chức cấp cao của EU cũng đề cập đến các hậu quả nếu Ankara tiếp tục hành động và nhấn mạnh EU sẽ đáp trả một cách thích hợp và hoàn toàn đoàn kết với Cộng hòa Cyprus. Nhiều nước khác như Mỹ, Israel và Ai Cập cũng lên tiếng phản đối hành động trên của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cộng hòa Cyprus đã tăng cường phát triển các mỏ khí ngoài khơi và ký nhiều thỏa thuận khai thác với những “ông lớn” năng lượng như Eni, Total và ExxonMobil. Tập đoàn năng lượng ExxonMobil của Mỹ đã phát hiện mỏ khí tự nhiên lớn nhất ở ngoài khơi Cyprus hồi tháng Hai. Đây là một trong những phát hiện lớn nhất trên toàn thế giới trong những năm gần đây với trữ lượng khí tự nhiên ước tính lên đến 5.000-8.000 tỷ foot khối (141,5-226,5 tỷ m3)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.