Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barrosobày tỏ hài lòng về việc 10 quốc gia thành viên, gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hy Lạp,Italia, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha, sẵn sàng tham gia hệthống thuế giao dịch tài chính chung theo đề xuất ban đầu của EC đưa ra hồitháng Chín năm 2011. Theo đó, các nước tham gia FTT sẽ áp dụng mức thuế 0,1% đốivới các giao dịch trái phiếu và cổ phiếu, và mức thuế 0,01% đối với các giaodịch phát sinh khác.
Dự kiến, thu nhập từ sắc thuế trên có thể đem lại "hàng tỉ euro" cho ngân sáchcủa các nước thành viên Eurozone, vốn đang bị "sa chân" trong "vũng lầy" nợcông.
Ông Barroso đồng thời nhấn mạnh đây là một kế hoạch "công bằng," giúp san sẻgánh nặng của cuộc khủng hoảng nợ cho cả khu vực tài chính, thay vì chỉ đè nặnglên vai người dân.
Theo ước tính của EC, loại hình thuế nói trên, nếu được áp dụng tại 27 quốc giaLiên minh châu Âu (EU), sẽ giúp tăng thu nhập tới 57 tỷ euro (73,9 tỷ USD)/năm.
Tuy nhiên, đề xuất trên đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ một số nước EU, đứngđầu là Anh, khu vực chiếm hơn 70% toàn bộ khu vực tài chính châu Âu.
Lon don lo ngại việc áp sắc thuế trên có thể làm phương hại khả năng cạnh tranhcủa nước này.
Dự kiến, EC sẽ chuẩn bị đưa ra một đề xuất sửa đổi thuế dựa trên các nguyên tắcthông qua tháng 9/2011 và các điều kiện cụ thể do 10 nước Eurozone nói trên đưara.
FTT còn được gọi là thuế Tobin, đặt theo tên của nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel,James Tobin, người đầu tiên đề xuất loại hình thuế này vào năm 1972 nhằm làmgiảm sự biến động trên thị trường tài chính./.