Fitch xếp hạng tín nhiệm ngân hàng Vietcombank ở mức B+

Fitch Ratings đã công bố xếp hạng phát hành nợ dài hạn (Long-Term Issuer Default Rating - IDR) của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức ‘B+’ với triển vọng ổn định.
Fitch xếp hạng tín nhiệm ngân hàng Vietcombank ở mức B+ ảnh 1Chuẩn bị tiền mặt cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Fitch Ratings đã công bố xếp hạng phát hành nợ dài hạn (Long-Term Issuer Default Rating - IDR) của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức ‘B+’ với triển vọng ổn định.

Tổ chức xếp hạng này cũng đã công bố đánh giá sức mạnh độc lập (Viability Rating - VR) của Vietcombank ở mức ‘B-’ Đánh giá khả năng hỗ trợ (SR) ở 4 và Đánh giá sàn khả năng hỗ trợ (SRF) tại B+.

Các yếu tố chủ chốt ảnh hưởng tới xếp hạng

IDR dài hạn của Vietcombank phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ của nhà nước. SR ở mức ‘4’ và SRF ở mức ‘B+’ đã phản ánh quan điểm của Fitch cho rằng khả năng nhận được hỗ trợ từ nhà nước là hạn chế.

Quan điểm này đã tính đến khả năng có hạn của nhà nước trong việc cung cấp hỗ trợ do tình hình tài chính tương đối yếu kém của chính phủ - như đã phản ánh trong mức xếp hạng IDR dài hạn ‘BB-’ của chính phủ Việt Nam - và quy mô tương đối lớn của ngành ngân hàng khi so sánh với GDP.

Tuy nhiên, Fitch cho rằng khuynh hướng hỗ trợ từ nhà nước tồn tại chủ yếu là do vai trò quan trọng có tính hệ thống của Vietcombank và phần lớn quyền sở hữu của ngân hàng này thuộc về chính phủ Việt Nam.

Vietcombank có hệ thống trong nước vững chắc và là một trong số 4 ngân hàng lớn nhất tính theo quy mô tài sản tại Việt Nam. Viễn cảnh phát triển ổn định của Vietcombank phản ảnh ​viễn cảnh ổn định của mức xếp hạng của Việt Nam.

VR của Vietcombank tích hợp những vấn đề có tính hệ thống cấu trúc, chẳng hạn như chất lượng tài sản và vốn hóa yếu kém, vốn là những vấn đề thường gặp ở các ngân hàng Việt Nam.

Số lượng lớn những khoản vay có vấn đề trong hệ thống ngân hàng gây ra những rủi ro về suy giảm vốn đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung, và Vietcombank nhiều khả năng sẽ không là ngoại lệ, với thị phần tín dụng lớn và mật độ tiếp xúc với các doanh nghiệp nhà nước tương đối lớn ở mức 28% tổng giá trị cho vay vào cuối năm 2014.

Việc báo cáo giảm nhẹ tỷ lệ các khoản vay có vấn đề so với các khoản nợ xấu (non-performing loan - NPL) được báo cáo trên khắp hệ thống ngân hàng cũng cho thấy rằng mức vốn hóa của Vietcombank nhiều khả năng là yếu hơn so với tỷ lệ vốn được báo cáo (Chỉ số An toàn vốn cấp 1 là 9,4% và

Tỷ lệ ​tổng vốn là 11,4% vào cuối tháng 6) - giống như các ngân hàng khác tại Việt Nam.

Những rủi ro này được giảm thiểu một phần nhờ mức dự trữ đảm bảo NPL cao hơn so với các ngân hàng cùng quy mô (96% vào cuối tháng 6), và những tiêu chuẩn phân loại NPL chặt chẽ hơn so với các ngân hàng nhà nước khác.

Tổng khoản vay có vấn đề của Vietcombank, bao gồm cả những khoản vay được liệt vào danh mục “đặc biệt” cũng như thấp hơn, và trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam VAMC phát hành - đạt mức khoảng 6,9% tổng các khoản vay vào cuối tháng 6 năm 2015 (8,3% vào cuối năm 2014).

Những tiến bộ trong chất lượng tài sản đã phản ánh sự ổn định kinh tế vĩ mô trong nước trong những năm gần đây.

VR của Vietcombank cũng tính toán tới lợi nhuận đang giảm của ngân hàng này, vốn dĩ đang bị kéo xuống do chi phí tín dụng tăng và tỷ suất lợi nhuận ròng từ lãi suất thấp hơn.

Tuy nhiên, tình hình cấp vốn của ngân hàng vẫn duy trì tính ổn định và được cố định nhờ hệ thống trong nước vững chắc của ngân hàng này.

Ngân hàng cũng sẽ có ưu thế so với các ngân hàng tư nhân trong những giai đoạn căng thẳng vì người gửi tiền sẽ tin tưởng hơn vào một ngân hàng lớn nằm dưới sự quản lý của nhà nước.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động của Vietcombank ở mức 74% vào cuối tháng 6 năm 2015, cách xa so với giới hạn 90% đối với các ngân hàng nhà nước.


Độ nhạ​y xếp hàng

SR và SRF nhạy cảm với những chuyển dịch trong giá trị và xếp hạng tín dụng của quốc gia, mà tính đến thời điểm hiện tại đang được đánh giá là viễn cảnh ổn định.

Mức xếp hạng này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nào quan sát được từ khuynh hướng hỗ trợ ngân hàng của chính phủ, mặc dù tình huống này ít có khả năng xảy ra đối với các ngân hàng nhà nước có tầm quan trọng về cấu trúc, trong đó co Vietcombank.

VR của Vietcombank có thể sẽ chịu sức ép nếu chất lượng vốn giảm và ảnh hưởng đáng kể tới mức vốn hóa của ngân hàng.

Hoạt động xếp hạng tiêu cực cũng có thể phát sinh do xu hướng chấp nhận rủi ro tăng, có thể được phản ánh qua tăng trưởng tài sản quá mức, hay những rủi ro như M&A hoặc tình huống mất hiệu lực hoạt động có thể gây ảnh hưởng lớn tới tình trạng tín dụng của ngân hàng.

VR có thể được nâng cấp nếu ngân hàng cho thấy những cải thiện bền vững trong chất lượng tài sản - cùng với đó là tái cấu trúc ngành ngân hàng nhằm xử lý những vấn đề cấu trúc hệ thống chẳng hạn như thiếu minh bạch, giải quyết nợ xấu cùng nhiều vấn đề khác./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trung Quốc thông báo giảm lãi suất cho vay cơ bản

Lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm đã được giảm 0,25 điểm phần trăm, từ 3,35% xuống 3,10%, trong khi lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm cũng được giảm mức tương tự từ 3,85% xuống 3,6%.