Gần 1 triệu thanh niên Italy vẫn "ngửa tay" xin tiền bố mẹ để sống

Trong năm 2014, có tới 948.000 thanh niên Italy ở độ tuổi từ 18-34 vẫn phải thường xuyên nhận tiền chu cấp của cha mẹ để duy trì cuộc sống của mình.
Gần 1 triệu thanh niên Italy vẫn "ngửa tay" xin tiền bố mẹ để sống ảnh 1Số thanh niên Italy sống dựa vào trợ cấp của bố mẹ ngày càng tăng. (Nguồn: thedailybeast.com)

Trong năm 2014, trong số 4,4 triệu thanh niên Italy ở độ tuổi từ 18-34 phải sống tự lập thì có tới 948.000 trong số này thường xuyên nhận tiền chu cấp của cha mẹ để duy trì cuộc sống của mình.

Đó là con số thống kê mà Trung tâm nghiên cứu đầu tư xã hội (Censis), một viện nghiên cứu kinh tế xã hội hàng đầu ở Italy, đưa ra trong một nghiên cứu mới công bố của mình.

Theo Censis, số tiền mà cha mẹ phải chuyển cho những thanh niên là 4,8 tỷ euro, một khoản tiền không nhỏ, xét trong thời điểm nền kinh tế Italy chưa hồi phục do khủng hoảng kinh tế.

Tuy nhiên, theo Viện này, sống tự lập là một xu hướng cần được khuyến khích ở Italy. Do khủng hoảng kinh tế, số thanh niên Italy không tách ra ở riêng mà tiếp tục sống chung với cha mẹ ngày càng có xu hướng tăng lên.

Nghiên cứu này cho hay, thu nhập bình quân của những thanh niên sống tự lập là 22.900 euro/năm, thấp hơn 7.000 euro so với mức thu nhập trung bình của các gia đình Italy.

Thu nhập đó được cho là không nhiều với vô số những khoản chi lớn mà những người sống tự lập phải trang trải, như tiền thuê nhà, điện, nước, khí đốt, tiền điện thoại, vốn đã ngốn phần lớn số tiền trên hàng năm.

Đó là lý do tại sao, những thanh niên sinh sau năm 1980 này phải tiếp tục xin "viện trợ" từ cha mẹ để đảm bảo cho cuộc sống của mình hoặc thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng," trong trường hợp cha mẹ không thể chu cấp được cho họ.

Censis cho biết, 81% số thanh niên được hỏi nói rằng họ phải từ bỏ nhiều khoản chi khác cho cuộc sống, chẳng hạn không đi du lịch hoặc không mua sắm các trang thiết bị thiết yếu cho cuộc sống.

Rất nhiều trong số họ khẳng định chỉ mua sắm đồ rẻ tiền hoặc theo dạng trả góp. Theo nghiên cứu này, năm ngoái, 687.000 thanh niên ít nhất mỗi lần một tháng phải xin tiền cha mẹ hoặc vay mượn bạn bè mới đủ sống.

Theo Censis, những thanh niên này được kỳ vọng chính là những người sẽ tạo ra sự phục hồi cho nền kinh tế Italy, vì được coi là "môtơ của việc mua sắm." Thế nhưng, chính họ lại là tầng lớp thuộc loại nghèo nhất đất nước, có công việc và cuộc sống rất bấp bênh và trên thực tế là những nạn nhân đầu tiên của một nền kinh tế mà mãi đến quý 1 năm nay mới thoát khỏi suy thoái.

Kinh tế Italy được dự báo tăng trưởng từ 0,5%-0,7% trong năm nay, kết thúc một quá trình tăng trưởng âm liên tiếp từ giữa 2011 đến cuối năm ngoái./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.